Hỏi:
Thiên Chúa có vị trí nào trong trái tim và mối quan tâm của người trẻ ngày nay?
Trả lời:
Thiên Chúa có vị trí nào trong trái tim và mối quan tâm của người trẻ ngày nay?
Trả lời:
1. Người trẻ hôm nay quan tâm gì?
– Khao khát học hỏi và sống đức tin
Khi ngồi suy nghĩ trả lời cho câu hỏi này, tôi nhớ đến Đại hội Giới trẻ Giáo tỉnh Miền Bắc vào tháng 11/2019 mà cảm nhận một niềm vui khó tả. Đại hội thu hút hơn 20.000 bạn trẻ từ khắp các Giáo phận Miền Bắc, một lượng người khổng lồ, đầy sức trẻ và năng động. Đại hội tưởng như “vỡ trận” vì số lượng người tham gia quá đông. Nhưng mọi sự diễn tiến khá nhịp nhàng, trật tự, họ thân thiện, vui tươi và không thiếu lịch lãm giữa những con người đồng đạo.
Khi mà cả nước đang hướng về màn hình tivi hò la cổ vũ trận đấu bóng đá kịch tính giữa Việt Nam gặp Thái Lan, thì hơn 20.000 người trẻ trong đại hội vẫn trật tự, sốt sắng tham dự đêm diễn nguyện cho đến phút cuối. Thật xúc động trước cảnh một rừng người trẻ chìm trong thinh lặng, hướng nhìn màn hình để lắng nghe những lời nhắn nhủ của Đức Thánh Cha Phanxicô gởi riêng những người trẻ trong đại hội.
Ngoài ra họ không ngần ngại, kiên nhẫn xếp hàng hằng giờ để được lãnh nhận bí tích hòa giải… Họ là những con người đang khát Lời Chúa, ước ao được chữa lành. Họ luôn mong ước được học hỏi thêm về đức tin, để làm lớn mạnh đức mến và không ngừng cậy trông vào Thiên Chúa.
Đâu đó trong các xứ đạo, chúng ta vẫn gặp những nhóm bạn trẻ họ là huynh trưởng, giáo lý viên…người trẻ nòng cốt của Giáo xứ. Họ nhiệt thành, dấn thân phục vụ hết mình trong mọi việc của Giáo xứ. Từ dạy giáo lý, thăm viếng người nghèo, đi xin ve chai gây quỹ bác ái đến tập hát ca đoàn, tập hoạt cảnh Giáng Sinh, chầu Thánh Thể… họ luôn có mặt. Thánh Giacôbê nói: “Đức tin không có hành động thì quả là Đức tin chết” (Gc2,17) những bạn trẻ này không những chứng minh mình có đức tin mà còn hành động vì yêu Đức Kitô, yêu Hội Thánh của Người.
– Tìm kiếm tri thức
Nói đến người trẻ, là liên hệ đến một lớp người đầy sức sống, năng động, sáng tạo, họ đầy năng lực nội tại… Có người nói vui “người trẻ có đầy thời gian, sức khỏe, họ chỉ thiếu tiền”. Cũng có lý; nhưng tôi còn thấy người trẻ họ có đầy ước mơ, hoài bão và chính những điều này giúp họ không ngừng vươn lên trong cuộc sống. Họ đang tận dụng thời gian, sức khỏe hiện tại để xây dựng tương lai, lên kế hoạch cho cuộc đời mình. Có thể kế hoạch đó nhằm đạt mục tiêu tiền tài, danh vọng… những thứ họ chưa có tại thời điểm này, họ có quyền hướng đến và gầy dựng. Hỏi người trẻ thường tập trung ở đâu? Tôi nghĩ ngay đến các thành phố lớn, gần hơn nữa là các trường đại học, cao đẳng… Nơi đây, các bạn đang tìm kiếm tri thức học hỏi nghiên cứu. Họ đang viết lên cuộc đời mình qua những giờ ngồi trên giảng đường, cùng bạn bè thực hiện một đề tài nghiên cứu…
Ngày nay, phương tiện kỹ thuật số phát triển, người trẻ lại có nhiều cơ hội để tiếp cận với tri thức và khoa học tiên tiến, tìm kiếm những cơ hội cho tương lai. Nguồn sách vở tài liệu nghiên cứu phong phú, tìm kiến dễ dàng… người trẻ đã và đang tận dụng thời gian trẻ của mình không ngừng trau dồi vối liếng cho tương lai. Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Tuổi trẻ là một ân sủng, là một gia tài. Đó là một quà tặng mà có thể chúng ta lãng phí một cách vô ích, hoặc có thể đón nhận với lòng biết ơn và sống sung mãn” (Tông huấn Chúa Kitô Đang Sống, số 134)
– Mong muốn được làm việc
Trong tông huấn Chúa Kitô đang sống, Đức Thánh Cha Phanxicô nhận định: “Việc làm là điều rất quan trọng trong cuộc sống của người trẻ… Việc làm xác định và ảnh hưởng đến căn tính và ý thức về chính mình của một người trẻ, là nơi phát triển tình bằng hữu và các mối tương quan khác…” (số 268) Trong nhịp sống cơm áo, tại Việt Nam hằng năm có trăm ngàn bạn trẻ từ các vùng quê đổ về các thành phố lớn để học tập và làm việc, đồng thời họ tìm kiếm những cơ hội cho tương lai. Từ những nhu cầu chi phí cuộc sống, cũng như ước mong được trải nghiệm… nhiều sinh viên luôn được thúc đẩy vừa học – vừa làm, ngày trên giảng đường, chiều tối phụ quán ăn, bán trà sữa… Họ tận dụng mọi thời gian, không ngại bất cứ công việc nào để có thể kiếm tiền cũng như học hỏi kinh nghiệm.
Cũng không ít sinh viên ra trường cầm trên tay tấm bằng loại ưu nhưng kiến được một việc làm thì cũng lắm phen chật vật. Bạn trẻ lao động phổ thông thì chịu áp lực về thời gian làm việc, mức lương thấp không đủ chi phí sinh hoạt… khiến họ phải “tăng gia sản xuất” làm một lúc hai ba việc, làm cả ngày lẫm đêm. Không ít bạn trẻ phải thay đổi công việc liên tục vì nhu cầu thời vụ, cũng như tính chất công việc không còn phù hợp. Cho dù, việc làm hiện tại không giúp người trẻ thực hiện được các giấc mơ, nhưng “điều quan trọng là họ phải nuôi dưỡng một viễn ảnh, học hỏi làm việc theo cách thức riêng, hướng đến cuộc sống tốt đẹp trong tương lai” (Tông huấn Chúa Kitô Đang Sống, số 268). Nơi người trẻ luôn khao khát khẳng định mình qua một vị trí việc làm mà họ được đảm trách.
– Tình yêu của người trẻ
Tuổi trẻ, lứa tuổi có nhiều đam mê, khao khát về hạnh phúc. Thời thanh xuân hồn nhiên và đầy sức sống này thì sự thu hút phái tính, đồng điệu về giá trị sống… luôn làm cầu nối giúp người trẻ tìm đến nhau. Bên cạnh đó, ở tuổi mới bước vào đời, người trẻ dễ chơi vơi, vô định chưa tìm được hướng đi của cuộc đời, đôi khi họ cảm thấy cô đơn, chán nản thì tình yêu lại trở nên một động lực cần thiết cho họ vững bước. Vì thế, cũng dễ hiểu vì sao tình yêu đôi lứa cũng là mối bận tâm trong cuộc đời của người trẻ. Nhà thơ Xuân Diệu đã thốt lên: “làm sao cắt nghĩa được tình yêu, có nghĩa gì đâu một buổi chiều”.
Tình yêu thời trẻ có nhiều gam màu khác nhau. Có tình yêu làm động lực ý chí cho đôi bạn vươn lên trong cuộc sống, vượt qua khó khăn của nghịch cảnh và đi đến hôn nhân viên mãn. Nhưng cũng không ít những tình yêu trở thành nỗi âu lo, bận lòng của cha mẹ và xã hội. Không ít người trẻ đi vào con đường yêu đương quá sớm, yêu mù quáng dẫn đến nhiều hậu quả khó lường. Tình yêu vốn dĩ đẹp nhưng một bộ phận người trẻ coi tình yêu là một món đồ “thay người tình như thay áo”, hay yêu chớp nhoáng, yêu theo phong trào “cặp kè cho vui” nhằm thỏa mãn những nhu cầu tính dục, lợi dụng nhau mà sống…
Lối sống buông thả trong tình yêu làm họ rơi vào những tình cảnh bi đát như việc học dở dang, mang thai ngoài ý muốn, phá thai, những chấn thương tâm lý sau phá thai, tương lai chưa định hình mà đã phải làm cha làm mẹ ở lứa tuổi teen…
– Hưởng thụ một lối sống tục hóa
Bên cạnh những bạn trẻ đang không ngừng tìm kiếm tri thức, làm tăng vốn liếng cho tương lai qua việc đầu tư học tập, thì một bộ phận người trẻ khác lại bị lối sống hưởng thụ. Họ bị chủ nghĩa vật chất của xã hội đương thời khống chế. Họ lao vào ăn chơi trác táng, tiêu sài phung phí thỏa mãn những nhu cầu vật chất, coi nhẹ giá trị “chân – thiện – mỹ”.
Biết sao được khi xã hội ngày nay đang cổ võ cho một lối sống tôn thờ vật chất, đề cao thực dụng, hình thức bên ngoài trở thành chuẩn mực đánh giá con người. Câu nói “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”đã xưa rồi diễm ơi! Thời nay “cái đẹp sẽ đè bẹp cái nết”! Nhiều bạn trẻ thích sang chảnh với chiếc điện thoại đắt tiền, quần áo hàng hiệu, chiếc đồng hồ đắt giá…Họ sẵn sàng đánh đổi tất cả để có được vẻ ngoài sang chảnh, tận hưởng cuộc sống như chuyện đương nhiên của thế giới vật chất. Lối sống dễ dãi, quan hệ trước hôn nhân, bỏ bê việc học cắm đầu vào những trò chơi vô bổ như game, đua xe, vũ trường… làm họ hao mòn tuổi trẻ, chôn vùi tương lai trong vũng lầy của sự tầm thường.
Thời kỹ thuật số, thế giới ảo lại trở thành một miền đất tốt cho những ai ưa thích thể hiện bản thân. Họ nói “sống ảo chẳng chết ai” vì thế họ tha hồ tung những chiêu trò độc – lạ để câu view, bất chấp nỗi đau của người khác, miễn là bản thân họ được dậy sóng trên cộng đồng mạng. Cách sống vụ lợi, quy về mình khiến người trẻ rơi vào trạng thái bàng quang trước mọi việc, vô cảm trước nỗi đau… Thật đáng lo ngại cho tương lai của một đất nước khi một lớp người trẻ chỉ sống quy về chính mình, coi trọng vật chất, xem người khác là bàn đạp để hưởng lợi, tiến thân…
2. Thiên Chúa ở đâu trong trái tim người trẻ?
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI khẳng định: “Đức tin là ơn Thiên Chúa, nhưng cũng là một hành động tự do sâu xa của con người, họ tín thác nơi Thiên Chúa là Đấng yêu thương họ”. Đức tin là kết quả của sự tương tác hai chiều, giữa Thiên Chúa và con người. Một đức tin vững mạnh, giàu lòng mến với người xung quanh hay một niềm tin nông cạn, hời hợt trước Thiên Chúa… thì hoàn toàn tùy thuộc vào mỗi con người, còn Thiên Chúa thì Ngài luôn hiện diện với con người, Ngài giàu lòng xót thương, luôn quan tâm chăm sóc và quan phòng cho mỗi người.
Khi nhìn vào bức tranh tổng quan về mối bận tâm của người trẻ hôm nay, chúng ta có thể thấy hai khuôn mặt nổi bật của người trẻ đáp trả lại tình yêu và sự quan tâm của Thiên Chúa. Có khá nhiều bạn trẻ có đức tin vững mạnh, họ thực sự là những người muốn cống hiến cho Giáo Hội và xã hội. Họ đã cảm nhận mình được thương trong chính “Ngôi nhà Giáo Hội” và muốn sống một cuộc sống đầy tình thương ấy. Họ dấn thân không mệt mỏi trong các hoạt động của Giáo xứ, tham gia các hội đoàn như Giáo lý viên, ca đoàn, nhóm sinh viên Công giáo… Họ sẵn sàng hi sinh thời gian, làm việc bác ái để thăm viếng người đau khổ, người tàn tật; tham dự Thánh lễ, tham dự giờ chầu Thánh Thể…
Trước đây, các lớp Thần học chỉ dành cho Linh mục, tu sĩ nhưng thời gian gần đây nhiều Học viện Thần học đã mở ra cho giáo dân tham dự, và đã có rất nhiều bạn trẻ tham gia khóa học thần học, tìm hiểu Thánh Kinh, chia sẻ Lời Chúa sống niềm vui Tin Mừng… Họ là chứng nhân của Chúa giữa cuộc sống đời thường, nơi họ học tập, nơi họ trao ban sự quảng đại dấn thân. Họ sống đức tin giữa lòng dân tộc, sự cống hiến của họ giữa đời luôn mang ngọn lửa của Tin Mừng. Họ sống một tuổi trẻ đầy năng lượng của tình yêu Chúa.
Bên cạnh đó, chúng ta phải nhìn nhận rằng một số người trẻ hôm nay đang xa rời với đức tin của Giáo hội. Quan sát Thánh lễ ngày thường ở các xứ đạo, chúng ta chỉ nhìn thấy phần đông là người trung niên, người lớn tuổi và một ít thiếu nhi trong các lễ chiều. Vậy, người trẻ họ ở đâu, xin thưa “con phải đi học thêm, con phải đi làm thêm, đi học về con chỉ muốn nằm…” “lễ sáng sớm quá, con dậy không được”. Và có rất nhiều lý do được đưa ra ngụy biện cho việc không đến nhà thờ của người trẻ. Họ chỉ đến nhà thờ vào ngày Chúa nhật nhưng là một sự miễn cưỡng “Bố mẹ nói nhiều quá nên đi cho xong!”
Vì thế, họ tham dự Thánh lễ ở cổng nhà thờ, hay những gốc cây chung quanh Thánh đường. Họ có mặt ở đó để xem lễ, nhưng không hề ý thực “tôi ở đây để làm gì?”, họ vui vẻ trò chuyện cùng bạn đi lễ, thích thú với những trò chơi trên điện thoại, lướt lướt Iphone cho xong giờ lễ, họ không quan tâm hôm nay lễ gì, linh mục đang làm gì… Có những bạn đi lễ ngồi sẵn trên xe máy, khi thấy giáo dân ra về là họ phóng xe chạy thẳng.
Phải nhìn nhận rằng lối sống tục hóa của xã hội đã ảnh hưởng rất nhiều đến suy tư và cách sống của một số người trẻ. Những giá trị chuẩn mực trước đây của cha ông trở thành “cổ”, thay vào đó là những giá trị lệch chuẩn do chính họ nhìn nhận. Tỉ như tình yêu đồng giới, không thích nuôi con thì phá bỏ, coi trọng sự sang chảnh hơn là một người có phẩm chất “công – dung – ngôn – hạnh”. Họ cho rằng những trải nghiện sống thử trước hôn nhân là cần với họ, yêu không giới hạn… và rất nhiều những giá trị lệch lạc xa rời với đức tin Công giáo. Tất nhiên, ít nhiều bạn trẻ Công giáo chịu ảnh hưởng đến lối sống này.
Lối sống tục hóa chi phối cách nhìn và hành động, những giá trị nhân văn, Tôn giáo trở nên tầm thường với họ, và họ đặt Thiên Chúa ra ngoài cuộc sống của mình. Theo đó chủ nghĩa tương đối len lỏi hình thành trong cách sống. Con người chỉ là tương đối, tương quan cũng tương đối, tình yêu cũng tương đối và Thiên Chúa cũng tương đối mà thôi.
Bạn thân mến,
Đức Thánh Cha Phanxicô tâm sự với bạn rằng: “Làm sao người ta có thể biết ơn Thiên Chúa nếu không biết tận hưởng những món quà nho nhỏ hằng ngày của Ngài, nếu không biết dừng lại trước những điều đơn sơ và dễ thương mà chúng ta vẫn gặp. Điều quan trọng không phải là hưởng thụ vô độ, vui thú bất tận…Vì điều này sẽ ngăn cản con sống giây phút hiện tại.” (Đức Kitô Đang Sống, số 146).
Là một người Kitô hữu, chúng ta rất cần những khoảng lặng trong đời để bình tâm nhận định cuộc sống với những hay – dở, đúng – sai mà kịp thời hoán cải. Sống tâm tình tạ ơn Chúa, cám ơn tha nhân từ những điều rất bình thường họ đã tử tế với mình. Thiên Chúa vẫn chờ đợi mỗi chúng ta qua cử hành phụng vụ Thánh Lễ, qua Bí Tích Thánh Thể và Bí tích giải tội… Hãy trung thành với tình yêu của Ngài đã dành cho mỗi chúng ta. Như những người bạn với nhau, chúng ta có trò chuyện, thường xuyên liên lạc thì tình bạn mới gắn bó, hiểu nhau và yêu mến nhau. Cũng vậy, Thiên Chúa luôn có đó, Ngài hằng hiện diện và đồng hành cùng bạn, hãy đến với Ngài và: “Hãy kết thân với Thiên Chúa và bạn sẽ là những người giàu nhất nhân loại.” (Thánh Pierre Fourier–Đấng sáng lập Dòng Đức Bà).
Có Thiên Chúa hiện diện trong đời, người trẻ sẽ mang trong mình ngọn lửa năng động – sáng tạo của Thần Khí, và đong đầy cuộc đời bằng tình yêu của Thiên Chúa. Đức Thánh Cha nhắm nhủ chúng ta: “Một trải nghiệm tuổi trẻ được sống tốt đẹp luôn còn đó như một kinh nghiệm nội tâm. Và trong đời sống trưởng thành kinh nghiệm ấy thấm nhập sâu sắc hơn và tiếp tục trổ sinh hoa trái…” (Chúa Kitô Đang Sống, số 160). Mến chúc bạn có một sự kết thân mật thiết với Thiên Chúa!
– Khao khát học hỏi và sống đức tin
Khi ngồi suy nghĩ trả lời cho câu hỏi này, tôi nhớ đến Đại hội Giới trẻ Giáo tỉnh Miền Bắc vào tháng 11/2019 mà cảm nhận một niềm vui khó tả. Đại hội thu hút hơn 20.000 bạn trẻ từ khắp các Giáo phận Miền Bắc, một lượng người khổng lồ, đầy sức trẻ và năng động. Đại hội tưởng như “vỡ trận” vì số lượng người tham gia quá đông. Nhưng mọi sự diễn tiến khá nhịp nhàng, trật tự, họ thân thiện, vui tươi và không thiếu lịch lãm giữa những con người đồng đạo.
Khi mà cả nước đang hướng về màn hình tivi hò la cổ vũ trận đấu bóng đá kịch tính giữa Việt Nam gặp Thái Lan, thì hơn 20.000 người trẻ trong đại hội vẫn trật tự, sốt sắng tham dự đêm diễn nguyện cho đến phút cuối. Thật xúc động trước cảnh một rừng người trẻ chìm trong thinh lặng, hướng nhìn màn hình để lắng nghe những lời nhắn nhủ của Đức Thánh Cha Phanxicô gởi riêng những người trẻ trong đại hội.
Ngoài ra họ không ngần ngại, kiên nhẫn xếp hàng hằng giờ để được lãnh nhận bí tích hòa giải… Họ là những con người đang khát Lời Chúa, ước ao được chữa lành. Họ luôn mong ước được học hỏi thêm về đức tin, để làm lớn mạnh đức mến và không ngừng cậy trông vào Thiên Chúa.
Đâu đó trong các xứ đạo, chúng ta vẫn gặp những nhóm bạn trẻ họ là huynh trưởng, giáo lý viên…người trẻ nòng cốt của Giáo xứ. Họ nhiệt thành, dấn thân phục vụ hết mình trong mọi việc của Giáo xứ. Từ dạy giáo lý, thăm viếng người nghèo, đi xin ve chai gây quỹ bác ái đến tập hát ca đoàn, tập hoạt cảnh Giáng Sinh, chầu Thánh Thể… họ luôn có mặt. Thánh Giacôbê nói: “Đức tin không có hành động thì quả là Đức tin chết” (Gc2,17) những bạn trẻ này không những chứng minh mình có đức tin mà còn hành động vì yêu Đức Kitô, yêu Hội Thánh của Người.
– Tìm kiếm tri thức
Nói đến người trẻ, là liên hệ đến một lớp người đầy sức sống, năng động, sáng tạo, họ đầy năng lực nội tại… Có người nói vui “người trẻ có đầy thời gian, sức khỏe, họ chỉ thiếu tiền”. Cũng có lý; nhưng tôi còn thấy người trẻ họ có đầy ước mơ, hoài bão và chính những điều này giúp họ không ngừng vươn lên trong cuộc sống. Họ đang tận dụng thời gian, sức khỏe hiện tại để xây dựng tương lai, lên kế hoạch cho cuộc đời mình. Có thể kế hoạch đó nhằm đạt mục tiêu tiền tài, danh vọng… những thứ họ chưa có tại thời điểm này, họ có quyền hướng đến và gầy dựng. Hỏi người trẻ thường tập trung ở đâu? Tôi nghĩ ngay đến các thành phố lớn, gần hơn nữa là các trường đại học, cao đẳng… Nơi đây, các bạn đang tìm kiếm tri thức học hỏi nghiên cứu. Họ đang viết lên cuộc đời mình qua những giờ ngồi trên giảng đường, cùng bạn bè thực hiện một đề tài nghiên cứu…
Ngày nay, phương tiện kỹ thuật số phát triển, người trẻ lại có nhiều cơ hội để tiếp cận với tri thức và khoa học tiên tiến, tìm kiếm những cơ hội cho tương lai. Nguồn sách vở tài liệu nghiên cứu phong phú, tìm kiến dễ dàng… người trẻ đã và đang tận dụng thời gian trẻ của mình không ngừng trau dồi vối liếng cho tương lai. Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Tuổi trẻ là một ân sủng, là một gia tài. Đó là một quà tặng mà có thể chúng ta lãng phí một cách vô ích, hoặc có thể đón nhận với lòng biết ơn và sống sung mãn” (Tông huấn Chúa Kitô Đang Sống, số 134)
– Mong muốn được làm việc
Trong tông huấn Chúa Kitô đang sống, Đức Thánh Cha Phanxicô nhận định: “Việc làm là điều rất quan trọng trong cuộc sống của người trẻ… Việc làm xác định và ảnh hưởng đến căn tính và ý thức về chính mình của một người trẻ, là nơi phát triển tình bằng hữu và các mối tương quan khác…” (số 268) Trong nhịp sống cơm áo, tại Việt Nam hằng năm có trăm ngàn bạn trẻ từ các vùng quê đổ về các thành phố lớn để học tập và làm việc, đồng thời họ tìm kiếm những cơ hội cho tương lai. Từ những nhu cầu chi phí cuộc sống, cũng như ước mong được trải nghiệm… nhiều sinh viên luôn được thúc đẩy vừa học – vừa làm, ngày trên giảng đường, chiều tối phụ quán ăn, bán trà sữa… Họ tận dụng mọi thời gian, không ngại bất cứ công việc nào để có thể kiếm tiền cũng như học hỏi kinh nghiệm.
Cũng không ít sinh viên ra trường cầm trên tay tấm bằng loại ưu nhưng kiến được một việc làm thì cũng lắm phen chật vật. Bạn trẻ lao động phổ thông thì chịu áp lực về thời gian làm việc, mức lương thấp không đủ chi phí sinh hoạt… khiến họ phải “tăng gia sản xuất” làm một lúc hai ba việc, làm cả ngày lẫm đêm. Không ít bạn trẻ phải thay đổi công việc liên tục vì nhu cầu thời vụ, cũng như tính chất công việc không còn phù hợp. Cho dù, việc làm hiện tại không giúp người trẻ thực hiện được các giấc mơ, nhưng “điều quan trọng là họ phải nuôi dưỡng một viễn ảnh, học hỏi làm việc theo cách thức riêng, hướng đến cuộc sống tốt đẹp trong tương lai” (Tông huấn Chúa Kitô Đang Sống, số 268). Nơi người trẻ luôn khao khát khẳng định mình qua một vị trí việc làm mà họ được đảm trách.
– Tình yêu của người trẻ
Tuổi trẻ, lứa tuổi có nhiều đam mê, khao khát về hạnh phúc. Thời thanh xuân hồn nhiên và đầy sức sống này thì sự thu hút phái tính, đồng điệu về giá trị sống… luôn làm cầu nối giúp người trẻ tìm đến nhau. Bên cạnh đó, ở tuổi mới bước vào đời, người trẻ dễ chơi vơi, vô định chưa tìm được hướng đi của cuộc đời, đôi khi họ cảm thấy cô đơn, chán nản thì tình yêu lại trở nên một động lực cần thiết cho họ vững bước. Vì thế, cũng dễ hiểu vì sao tình yêu đôi lứa cũng là mối bận tâm trong cuộc đời của người trẻ. Nhà thơ Xuân Diệu đã thốt lên: “làm sao cắt nghĩa được tình yêu, có nghĩa gì đâu một buổi chiều”.
Tình yêu thời trẻ có nhiều gam màu khác nhau. Có tình yêu làm động lực ý chí cho đôi bạn vươn lên trong cuộc sống, vượt qua khó khăn của nghịch cảnh và đi đến hôn nhân viên mãn. Nhưng cũng không ít những tình yêu trở thành nỗi âu lo, bận lòng của cha mẹ và xã hội. Không ít người trẻ đi vào con đường yêu đương quá sớm, yêu mù quáng dẫn đến nhiều hậu quả khó lường. Tình yêu vốn dĩ đẹp nhưng một bộ phận người trẻ coi tình yêu là một món đồ “thay người tình như thay áo”, hay yêu chớp nhoáng, yêu theo phong trào “cặp kè cho vui” nhằm thỏa mãn những nhu cầu tính dục, lợi dụng nhau mà sống…
Lối sống buông thả trong tình yêu làm họ rơi vào những tình cảnh bi đát như việc học dở dang, mang thai ngoài ý muốn, phá thai, những chấn thương tâm lý sau phá thai, tương lai chưa định hình mà đã phải làm cha làm mẹ ở lứa tuổi teen…
– Hưởng thụ một lối sống tục hóa
Bên cạnh những bạn trẻ đang không ngừng tìm kiếm tri thức, làm tăng vốn liếng cho tương lai qua việc đầu tư học tập, thì một bộ phận người trẻ khác lại bị lối sống hưởng thụ. Họ bị chủ nghĩa vật chất của xã hội đương thời khống chế. Họ lao vào ăn chơi trác táng, tiêu sài phung phí thỏa mãn những nhu cầu vật chất, coi nhẹ giá trị “chân – thiện – mỹ”.
Biết sao được khi xã hội ngày nay đang cổ võ cho một lối sống tôn thờ vật chất, đề cao thực dụng, hình thức bên ngoài trở thành chuẩn mực đánh giá con người. Câu nói “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”đã xưa rồi diễm ơi! Thời nay “cái đẹp sẽ đè bẹp cái nết”! Nhiều bạn trẻ thích sang chảnh với chiếc điện thoại đắt tiền, quần áo hàng hiệu, chiếc đồng hồ đắt giá…Họ sẵn sàng đánh đổi tất cả để có được vẻ ngoài sang chảnh, tận hưởng cuộc sống như chuyện đương nhiên của thế giới vật chất. Lối sống dễ dãi, quan hệ trước hôn nhân, bỏ bê việc học cắm đầu vào những trò chơi vô bổ như game, đua xe, vũ trường… làm họ hao mòn tuổi trẻ, chôn vùi tương lai trong vũng lầy của sự tầm thường.
Thời kỹ thuật số, thế giới ảo lại trở thành một miền đất tốt cho những ai ưa thích thể hiện bản thân. Họ nói “sống ảo chẳng chết ai” vì thế họ tha hồ tung những chiêu trò độc – lạ để câu view, bất chấp nỗi đau của người khác, miễn là bản thân họ được dậy sóng trên cộng đồng mạng. Cách sống vụ lợi, quy về mình khiến người trẻ rơi vào trạng thái bàng quang trước mọi việc, vô cảm trước nỗi đau… Thật đáng lo ngại cho tương lai của một đất nước khi một lớp người trẻ chỉ sống quy về chính mình, coi trọng vật chất, xem người khác là bàn đạp để hưởng lợi, tiến thân…
2. Thiên Chúa ở đâu trong trái tim người trẻ?
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI khẳng định: “Đức tin là ơn Thiên Chúa, nhưng cũng là một hành động tự do sâu xa của con người, họ tín thác nơi Thiên Chúa là Đấng yêu thương họ”. Đức tin là kết quả của sự tương tác hai chiều, giữa Thiên Chúa và con người. Một đức tin vững mạnh, giàu lòng mến với người xung quanh hay một niềm tin nông cạn, hời hợt trước Thiên Chúa… thì hoàn toàn tùy thuộc vào mỗi con người, còn Thiên Chúa thì Ngài luôn hiện diện với con người, Ngài giàu lòng xót thương, luôn quan tâm chăm sóc và quan phòng cho mỗi người.
Khi nhìn vào bức tranh tổng quan về mối bận tâm của người trẻ hôm nay, chúng ta có thể thấy hai khuôn mặt nổi bật của người trẻ đáp trả lại tình yêu và sự quan tâm của Thiên Chúa. Có khá nhiều bạn trẻ có đức tin vững mạnh, họ thực sự là những người muốn cống hiến cho Giáo Hội và xã hội. Họ đã cảm nhận mình được thương trong chính “Ngôi nhà Giáo Hội” và muốn sống một cuộc sống đầy tình thương ấy. Họ dấn thân không mệt mỏi trong các hoạt động của Giáo xứ, tham gia các hội đoàn như Giáo lý viên, ca đoàn, nhóm sinh viên Công giáo… Họ sẵn sàng hi sinh thời gian, làm việc bác ái để thăm viếng người đau khổ, người tàn tật; tham dự Thánh lễ, tham dự giờ chầu Thánh Thể…
Trước đây, các lớp Thần học chỉ dành cho Linh mục, tu sĩ nhưng thời gian gần đây nhiều Học viện Thần học đã mở ra cho giáo dân tham dự, và đã có rất nhiều bạn trẻ tham gia khóa học thần học, tìm hiểu Thánh Kinh, chia sẻ Lời Chúa sống niềm vui Tin Mừng… Họ là chứng nhân của Chúa giữa cuộc sống đời thường, nơi họ học tập, nơi họ trao ban sự quảng đại dấn thân. Họ sống đức tin giữa lòng dân tộc, sự cống hiến của họ giữa đời luôn mang ngọn lửa của Tin Mừng. Họ sống một tuổi trẻ đầy năng lượng của tình yêu Chúa.
Bên cạnh đó, chúng ta phải nhìn nhận rằng một số người trẻ hôm nay đang xa rời với đức tin của Giáo hội. Quan sát Thánh lễ ngày thường ở các xứ đạo, chúng ta chỉ nhìn thấy phần đông là người trung niên, người lớn tuổi và một ít thiếu nhi trong các lễ chiều. Vậy, người trẻ họ ở đâu, xin thưa “con phải đi học thêm, con phải đi làm thêm, đi học về con chỉ muốn nằm…” “lễ sáng sớm quá, con dậy không được”. Và có rất nhiều lý do được đưa ra ngụy biện cho việc không đến nhà thờ của người trẻ. Họ chỉ đến nhà thờ vào ngày Chúa nhật nhưng là một sự miễn cưỡng “Bố mẹ nói nhiều quá nên đi cho xong!”
Vì thế, họ tham dự Thánh lễ ở cổng nhà thờ, hay những gốc cây chung quanh Thánh đường. Họ có mặt ở đó để xem lễ, nhưng không hề ý thực “tôi ở đây để làm gì?”, họ vui vẻ trò chuyện cùng bạn đi lễ, thích thú với những trò chơi trên điện thoại, lướt lướt Iphone cho xong giờ lễ, họ không quan tâm hôm nay lễ gì, linh mục đang làm gì… Có những bạn đi lễ ngồi sẵn trên xe máy, khi thấy giáo dân ra về là họ phóng xe chạy thẳng.
Phải nhìn nhận rằng lối sống tục hóa của xã hội đã ảnh hưởng rất nhiều đến suy tư và cách sống của một số người trẻ. Những giá trị chuẩn mực trước đây của cha ông trở thành “cổ”, thay vào đó là những giá trị lệch chuẩn do chính họ nhìn nhận. Tỉ như tình yêu đồng giới, không thích nuôi con thì phá bỏ, coi trọng sự sang chảnh hơn là một người có phẩm chất “công – dung – ngôn – hạnh”. Họ cho rằng những trải nghiện sống thử trước hôn nhân là cần với họ, yêu không giới hạn… và rất nhiều những giá trị lệch lạc xa rời với đức tin Công giáo. Tất nhiên, ít nhiều bạn trẻ Công giáo chịu ảnh hưởng đến lối sống này.
Lối sống tục hóa chi phối cách nhìn và hành động, những giá trị nhân văn, Tôn giáo trở nên tầm thường với họ, và họ đặt Thiên Chúa ra ngoài cuộc sống của mình. Theo đó chủ nghĩa tương đối len lỏi hình thành trong cách sống. Con người chỉ là tương đối, tương quan cũng tương đối, tình yêu cũng tương đối và Thiên Chúa cũng tương đối mà thôi.
Bạn thân mến,
Đức Thánh Cha Phanxicô tâm sự với bạn rằng: “Làm sao người ta có thể biết ơn Thiên Chúa nếu không biết tận hưởng những món quà nho nhỏ hằng ngày của Ngài, nếu không biết dừng lại trước những điều đơn sơ và dễ thương mà chúng ta vẫn gặp. Điều quan trọng không phải là hưởng thụ vô độ, vui thú bất tận…Vì điều này sẽ ngăn cản con sống giây phút hiện tại.” (Đức Kitô Đang Sống, số 146).
Là một người Kitô hữu, chúng ta rất cần những khoảng lặng trong đời để bình tâm nhận định cuộc sống với những hay – dở, đúng – sai mà kịp thời hoán cải. Sống tâm tình tạ ơn Chúa, cám ơn tha nhân từ những điều rất bình thường họ đã tử tế với mình. Thiên Chúa vẫn chờ đợi mỗi chúng ta qua cử hành phụng vụ Thánh Lễ, qua Bí Tích Thánh Thể và Bí tích giải tội… Hãy trung thành với tình yêu của Ngài đã dành cho mỗi chúng ta. Như những người bạn với nhau, chúng ta có trò chuyện, thường xuyên liên lạc thì tình bạn mới gắn bó, hiểu nhau và yêu mến nhau. Cũng vậy, Thiên Chúa luôn có đó, Ngài hằng hiện diện và đồng hành cùng bạn, hãy đến với Ngài và: “Hãy kết thân với Thiên Chúa và bạn sẽ là những người giàu nhất nhân loại.” (Thánh Pierre Fourier–Đấng sáng lập Dòng Đức Bà).
Có Thiên Chúa hiện diện trong đời, người trẻ sẽ mang trong mình ngọn lửa năng động – sáng tạo của Thần Khí, và đong đầy cuộc đời bằng tình yêu của Thiên Chúa. Đức Thánh Cha nhắm nhủ chúng ta: “Một trải nghiệm tuổi trẻ được sống tốt đẹp luôn còn đó như một kinh nghiệm nội tâm. Và trong đời sống trưởng thành kinh nghiệm ấy thấm nhập sâu sắc hơn và tiếp tục trổ sinh hoa trái…” (Chúa Kitô Đang Sống, số 160). Mến chúc bạn có một sự kết thân mật thiết với Thiên Chúa!