ƠN GỌI LINH MỤC VÀ TU SĨ NHỮNG ĐIỀU CẦN QUAN TÂM
WHĐ – Thiên Chúa là nguồn gốc của mọi ơn gọi. Ơn gọi căn bản mà Thiên Chúa ban cho con người là ơn gọi làm con Chúa. Chúa còn ban cho Giáo Hội những ơn gọi linh mục và tu sĩ để theo sát Đức Kitô hơn và phục vụ dân Chúa. Đây là ơn gọi mà trong hoàn cảnh hiện nay có những điều cần quan tâm đến.
1. Khơi mầm, nuôi dưỡng, phát triển, củng cố ơn gọi linh mục, tu sĩ
Nhìn vào Giáo Hội Việt Nam hôm nay, ai cũng phải nhìn nhận rằng ơn gọi linh mục, tu sĩ vẫn còn rất phong phú. Nhưng phải nói ngay rằng, sự phong phú này khó có thể kéo dài trong tương lai, khi mà mỗi gia đình chỉ có 1 hoặc 2 con, hoặc khi xã hội bị tục hoá nặng nề… Riêng trong hiện tại, sự phong phú ơn gọi linh mục, tu sĩ chắc chắn không phải tự nhiên mà có, nhưng là kết quả của nhiều yếu tố tích cực như bầu khí gia đình đạo đức, môi trường xã hội tương đối còn lễ giáo. Ngoài ra, còn có yếu tố khách quan là sự kính trọng mà xã hội dành cho giới linh mục, tu sĩ. Tuy nhiên, khi gia đình mất đi bầu khí đạo đức, hoặc khi lễ giáo của môi trường xã hội bị suy giảm, hay khi linh mục, tu sĩ không còn được xã hội kính trọng, thì còn nảy sinh nhiều ơn gọi hay không? Do đó, ơn gọi linh mục, tu sĩ vẫn cần được quan tâm khơi dậy. Nhưng khơi dậy thế nào?
Ơn gọi linh mục, tu sĩ có thể nảy mầm trong các thanh thiếu niên, nhưng sẽ bị “thui chột” mau chóng, nếu không được nuôi dưỡng, chăm sóc, củng cố. Có nhiều yếu tố gây “thui chột” ơn gọi như: các gương xấu về sự ích kỷ, ngại hy sinh, đua đòi, hưởng thụ, sự vô cảm, những lời dèm pha, dè bỉu việc đi tu, những hình ảnh thiếu đạo đức và những điều nghịch đức tin trong đời thường nơi sách vở, báo chí, phim ảnh, internet… Vì thế, cần phải quan tâm nuôi dưỡng ơn gọi khi vừa chớm nở. Nhưng bằng cách nào?
Ơn gọi linh mục, tu sĩ có được nuôi dưỡng thì mới hy vọng tồn tại, nhưng tồn tại mà không phát triển thì không thể sinh hoa kết trái. Thậm chí, tồn tại mà không phát triển, sẽ đặt người ta vào tình trạng khó xử cho bề trên: “Bỏ thì thương, vương thì tội!”. Cho tiến tới (chịu chức, khấn dòng…) thì bề trên không yên lương tâm. Cho lui (chuyển hướng) thì không đủ yếu tố. Không lẽ cứ cho đứng tại chỗ… Phải làm sao đây?
Ơn gọi linh mục, tu sĩ phát triển là điều đáng mong ước đối với Giáo Hội và với mọi người. Nhưng khi chúng ta tìm cách gia tăng số lượng ơn gọi cần đi đôi với nỗ lực phát triển, củng cố phẩm chất tương xứng. Vậy, phải làm thế nào để khơi dậy, nuôi dưỡng, phát triển và củng cố ơn gọi linh mục, tu sĩ?
2. Các thành phần Dân Chúa góp phần khơi dậy, nuôi dưỡng ơn gọi.
Trước tiên, những người trực tiếp có thể thực hiện là các bậc cha mẹ, các thầy cô giáo, các giáo lý viên và các linh mục, là những người có thể lắng nghe, đối thoại, phân định, đồng hành liên lỉ mỗi ngày với những người được giao cho mình, để giúp họ nhận ra tiếng Chúa mời gọi, ngay trong những điều bình thường mỗi ngày, chứ không phải chỉ trong những biến cố lớn đánh động lương tâm họ.
Các bậc cha mẹ cần tạo bầu khí gia đình đạo đức theo hai chiều, chiều dọc và chiều ngang. Chiều dọc là việc thờ phượng Chúa, thể hiện qua việc gia đình đều đặn tham dự phụng vụ cách sốt sắng, nhất là thánh lễ Chúa Nhật và bí tích giao hoà, kiên tâm học hỏi Lời Chúa, siêng năng đọc kinh gia đình và tích cực sống đạo. Chiều ngang là quan tâm tới nhau, yêu thương nhau, quảng đại hy sinh cho nhau, khích lệ nhau làm việc lành và biết liên đới với mọi người.
Các thầy cô giáo khi đứng lớp, truyền đạt kiến thức phổ thông cho học sinh, cần nhắm đào tạo những con người thấm nhuần lễ giáo, nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, để làm nên một môi trường xã hội lành mạnh. Việc này phải được bắt đầu từ các giáo viên công giáo, rồi từ các giáo viên công giáo, lan ra các giáo viên khác. Bên cạnh đó, người động viên các thầy cô giáo theo định hướng đạo đức vẫn là các linh mục.
Các giáo lý viên không chỉ lo lắng dạy giáo lý cho các thiếu nhi và thiếu niên, mà còn cần lưu tâm dạy cho họ nhân bản và đạo đức nữa. Hơn nữa, các giáo lý viên khi dạy giáo lý để chuẩn bị cho các thiếu nhi và thiếu niên lãnh nhận các bí tích, cũng không quên khơi dậy ơn gọi nơi các em. Quả thế, các giờ giáo lý, các cuộc gặp gỡ huấn luyện, cầu nguyện phụng vụ, hành hương, là những cơ hội quý báu để giáo lý viên khơi dậy nơi những người trẻ, ý thức mình thuộc về Giáo Hội và trách nhiệm đáp lại ơn gọi linh mục và đời sống thánh hiến [1].
Các linh mục, chủ chăn các linh hồn phải đích thân tham dự vào việc khơi dậy, nuôi dưỡng, phát triển, củng cố ơn gọi linh mục, tu sĩ, trong mọi nơi, mọi lúc, bằng mọi cách, dưới nhiều hình thức, đặc biệt là gương sáng về một đời phục vụ bình an, hạnh phúc, thanh thoát, cũng như về tình hiệp thông huynh đệ linh mục và về tương quan thuận thảo, trong sáng với các tu sĩ nam nữ. Chính các ngài có thể khơi dậy ơn gọi bằng những gặp gỡ, tiếp xúc, gợi ý hướng thượng cho các thiếu nhi và thiếu niên. Các ngài còn góp phần nuôi dưỡng, bảo vệ ơn gọi linh mục, tu sĩ bằng cách lưu tâm không để cho các em tiếp xúc hoặc bị ảnh hưởng xấu bởi những yếu tố gây “thui chột” ơn gọi. Đồng thời, để phát triển ơn gọi linh mục, tu sĩ, các ngài sẵn sàng cung cấp những điều kiện thuận lợi để phát triển về đạo đức, nhân bản, tri thức, mục vụ, tông đồ cho các người đang trong hành trình ơn gọi. Các ngài cũng không quên thúc đẩy, nhắc nhở các bậc cha mẹ ý thức chu toàn bổn phận của họ đối với con cái. Các ngài góp ý cho các thầy, cô giáo để họ biết quan tâm đào tạo học sinh phát triển toàn diện, đúng đắn. Và các ngài cần tạo điều kiện thuận lợi cho các giáo lý viên thi hành chức năng của họ.
3. Những phương thế có thể thực hiện để phát triển và củng cố ơn gọi.
a. Cầu nguyện
Ơn gọi vào sứ vụ linh mục và đời sống thánh hiến là thành quả của lời cầu nguyện tha thiết dâng lên ‘Chủ mùa gặt’, như Chúa Giêsu đã dạy chúng ta: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít. Các con hãy cầu xin Chủ mùa gặt sai nhiều thợ gặt đến trong ruộng của Người” (Mt 9, 36–38). Theo thói quen chúng ta thường tập trung vào ngày quốc tế cầu nguyện cho ơn gọi, nhưng làm như thế là chưa đủ. Trong các giáo xứ, các gia đình, các nhóm lo cho ơn gọi, phải luôn luôn dâng lên Chúa lời cầu nguyện cho có nhiều ơn gọi, như Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI khẳng định: “Mỗi ơn gọi đặc thù đều nảy sinh từ sáng kiến của Thiên Chúa, là hồng ân tình thương của Chúa! Chính Chúa đi ‘bước đầu’ chứ không phải vì sự tốt lành riêng nào nơi chúng ta, đúng hơn đó là do sự hiện diện của chính tình thương Chúa được ‘đổ xuống trong tâm hồn chúng ta nhờ Thánh Linh’ (Rm 5, 5). Trong mọi thời đại, nơi nguồn mạch ơn gọi của Chúa, đều có sáng kiến tình thương vô biên của Thiên Chúa, Đấng hoàn toàn tỏ mình ra trong Đức Giêsu Kitô…” [2].
Chắc chắn mọi người đều có bổn phận cầu xin Chúa cho có nhiều ơn gọi linh mục, tu sĩ, như Công đồng Vatican II dạy: “Nghĩa vụ làm gia tăng ơn gọi linh mục là điều thuộc về toàn thể cộng đoàn Kitô. Cộng đoàn có nghĩa vụ chu toàn công tác này nhất là bằng đời sống Kitô hoàn hảo” [3]. Để làm theo lời dạy của Công đồng, cần phải cầu xin Chúa cho mọi người biết quan tâm lo lắng cho ơn gọi, biết lưu ý tới việc khơi mầm, nuôi dưỡng, phát triển, củng cố ơn gọi linh mục và tu sĩ, bằng việc căn bản là làm gương sáng. Cũng cần cầu xin cho các cha mẹ biết quảng đại dâng con cho Chúa. Cầu cho các gia đình biết hỗ trợ khích lệ những gia đình nào có con đi tu. Cầu cho các thầy cô giáo biết luôn hành động theo lương tâm đúng đắn, khi dạy dỗ học sinh. Và cầu cho các giáo lý viên biết giúp các thiếu nhi và thiếu niên khám phá ra ơn gọi của mình.
b. Phát triển các trung tâm ơn gọi
Một cách thức rất tốt để cổ võ và tổ chức việc mục vụ ơn gọi là phát triển các trung tâm ơn gọi (hoặc nhà ơn gọi) của giáo phận, của giáo hạt, của hội dòng. Cần quan tâm đầu tư nhân sự cho các trung tâm này. Chọn những người có ‘tâm’ và có ‘tầm’ chuyên hoạt động cho mục vụ này, để chăm lo và vun trồng ơn gọi cách thiết thực và hiệu quả. Cần có những linh mục hoặc tu sĩ với chương trình, kế hoạch, và phương tiện để “giúp cho các bạn trẻ biết sống tình bạn chân thành với Chúa, tăng trưởng lòng mến Chúa nhờ được vun trồng qua kinh nguyện cá nhân và phụng vụ, qua việc học biết cách chăm chú lắng nghe Lời Chúa một cách hiệu quả, ngày càng làm quen với Kinh Thánh; cho các bạn trẻ thấy Lời Chúa, cầu nguyện và Thánh Thể là kho tàng quý giá giúp cho hiểu vẻ đẹp của một cuộc sống hoàn toàn dâng hiến cho Nước Thiên Chúa; dần dần giúp các bạn trẻ hiểu rằng việc sống theo thánh ý Chúa không hề hủy hoại và không phá hủy con người, nhưng giúp con người khám phá và theo đuổi sự thật sâu xa nhất về bản thân; giúp các bạn trẻ biết sống tinh thần quảng đại và huynh đệ trong quan hệ với tha nhân, vì chỉ ra cho các bạn trẻ thấy rằng khi con người chúng ta cởi mở đối với tình yêu Thiên Chúa thì tìm được niềm vui đích thực và hoàn toàn làm cho những khát vọng của mình được mãn nguyện”. [4]
Kết luận:
Ơn gọi linh mục, tu sĩ là một vấn đề cần phải được quan tâm nhiều hơn, cần phải đầu tư cho nền mục vụ ơn gọi cách thích đáng để khích lệ và nâng đỡ những người tỏ ra muốn đi vào đời sống linh mục và đời sống thánh hiến [5]. Trong hoàn cảnh hiện nay và tương lai muốn được nhiều ơn gọi có phẩm chất, những linh mục và tu sĩ nơi các trung tâm ơn gọi thường xuyên liên kết với các giáo xứ, giáo hạt, giáo phận để cùng với các bậc cha mẹ, các thầy cô giáo, các giáo lý viên và các linh mục quản xứ cổ vỏ cầu nguyện, khơi dậy ơn gọi, rồi có chương trình dạy dỗ để nuôi dưỡng, củng cố, hướng dẫn các người trẻ ngay từ khi ơn gọi nẩy mầm, đặc biệt chú trọng phát triển về đời sống tâm linh. Điều này sẽ làm nền tảng thuận lợi cho việc đào tạo và sống đời linh mục, tu sĩ sau này. Nhờ đó, Giáo hội có được những chứng nhân Tin Mừng tích cực góp phần thiết thực cho công cuộc tân phúc âm hóa. Trong Tông huấn Đời sống Thánh hiến, ĐTC Gioan Phaolô II viết: “Chính phẩm chất thiêng liêng của đời thánh hiến mới lay chuyển được những con người thời đại này – họ cũng đang khao khát những giá trị tuyệt đối – và trở thành một lời chứng hấp dẫn” [6].
1. Khơi mầm, nuôi dưỡng, phát triển, củng cố ơn gọi linh mục, tu sĩ
Nhìn vào Giáo Hội Việt Nam hôm nay, ai cũng phải nhìn nhận rằng ơn gọi linh mục, tu sĩ vẫn còn rất phong phú. Nhưng phải nói ngay rằng, sự phong phú này khó có thể kéo dài trong tương lai, khi mà mỗi gia đình chỉ có 1 hoặc 2 con, hoặc khi xã hội bị tục hoá nặng nề… Riêng trong hiện tại, sự phong phú ơn gọi linh mục, tu sĩ chắc chắn không phải tự nhiên mà có, nhưng là kết quả của nhiều yếu tố tích cực như bầu khí gia đình đạo đức, môi trường xã hội tương đối còn lễ giáo. Ngoài ra, còn có yếu tố khách quan là sự kính trọng mà xã hội dành cho giới linh mục, tu sĩ. Tuy nhiên, khi gia đình mất đi bầu khí đạo đức, hoặc khi lễ giáo của môi trường xã hội bị suy giảm, hay khi linh mục, tu sĩ không còn được xã hội kính trọng, thì còn nảy sinh nhiều ơn gọi hay không? Do đó, ơn gọi linh mục, tu sĩ vẫn cần được quan tâm khơi dậy. Nhưng khơi dậy thế nào?
Ơn gọi linh mục, tu sĩ có thể nảy mầm trong các thanh thiếu niên, nhưng sẽ bị “thui chột” mau chóng, nếu không được nuôi dưỡng, chăm sóc, củng cố. Có nhiều yếu tố gây “thui chột” ơn gọi như: các gương xấu về sự ích kỷ, ngại hy sinh, đua đòi, hưởng thụ, sự vô cảm, những lời dèm pha, dè bỉu việc đi tu, những hình ảnh thiếu đạo đức và những điều nghịch đức tin trong đời thường nơi sách vở, báo chí, phim ảnh, internet… Vì thế, cần phải quan tâm nuôi dưỡng ơn gọi khi vừa chớm nở. Nhưng bằng cách nào?
Ơn gọi linh mục, tu sĩ có được nuôi dưỡng thì mới hy vọng tồn tại, nhưng tồn tại mà không phát triển thì không thể sinh hoa kết trái. Thậm chí, tồn tại mà không phát triển, sẽ đặt người ta vào tình trạng khó xử cho bề trên: “Bỏ thì thương, vương thì tội!”. Cho tiến tới (chịu chức, khấn dòng…) thì bề trên không yên lương tâm. Cho lui (chuyển hướng) thì không đủ yếu tố. Không lẽ cứ cho đứng tại chỗ… Phải làm sao đây?
Ơn gọi linh mục, tu sĩ phát triển là điều đáng mong ước đối với Giáo Hội và với mọi người. Nhưng khi chúng ta tìm cách gia tăng số lượng ơn gọi cần đi đôi với nỗ lực phát triển, củng cố phẩm chất tương xứng. Vậy, phải làm thế nào để khơi dậy, nuôi dưỡng, phát triển và củng cố ơn gọi linh mục, tu sĩ?
2. Các thành phần Dân Chúa góp phần khơi dậy, nuôi dưỡng ơn gọi.
Trước tiên, những người trực tiếp có thể thực hiện là các bậc cha mẹ, các thầy cô giáo, các giáo lý viên và các linh mục, là những người có thể lắng nghe, đối thoại, phân định, đồng hành liên lỉ mỗi ngày với những người được giao cho mình, để giúp họ nhận ra tiếng Chúa mời gọi, ngay trong những điều bình thường mỗi ngày, chứ không phải chỉ trong những biến cố lớn đánh động lương tâm họ.
Các bậc cha mẹ cần tạo bầu khí gia đình đạo đức theo hai chiều, chiều dọc và chiều ngang. Chiều dọc là việc thờ phượng Chúa, thể hiện qua việc gia đình đều đặn tham dự phụng vụ cách sốt sắng, nhất là thánh lễ Chúa Nhật và bí tích giao hoà, kiên tâm học hỏi Lời Chúa, siêng năng đọc kinh gia đình và tích cực sống đạo. Chiều ngang là quan tâm tới nhau, yêu thương nhau, quảng đại hy sinh cho nhau, khích lệ nhau làm việc lành và biết liên đới với mọi người.
Các thầy cô giáo khi đứng lớp, truyền đạt kiến thức phổ thông cho học sinh, cần nhắm đào tạo những con người thấm nhuần lễ giáo, nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, để làm nên một môi trường xã hội lành mạnh. Việc này phải được bắt đầu từ các giáo viên công giáo, rồi từ các giáo viên công giáo, lan ra các giáo viên khác. Bên cạnh đó, người động viên các thầy cô giáo theo định hướng đạo đức vẫn là các linh mục.
Các giáo lý viên không chỉ lo lắng dạy giáo lý cho các thiếu nhi và thiếu niên, mà còn cần lưu tâm dạy cho họ nhân bản và đạo đức nữa. Hơn nữa, các giáo lý viên khi dạy giáo lý để chuẩn bị cho các thiếu nhi và thiếu niên lãnh nhận các bí tích, cũng không quên khơi dậy ơn gọi nơi các em. Quả thế, các giờ giáo lý, các cuộc gặp gỡ huấn luyện, cầu nguyện phụng vụ, hành hương, là những cơ hội quý báu để giáo lý viên khơi dậy nơi những người trẻ, ý thức mình thuộc về Giáo Hội và trách nhiệm đáp lại ơn gọi linh mục và đời sống thánh hiến [1].
Các linh mục, chủ chăn các linh hồn phải đích thân tham dự vào việc khơi dậy, nuôi dưỡng, phát triển, củng cố ơn gọi linh mục, tu sĩ, trong mọi nơi, mọi lúc, bằng mọi cách, dưới nhiều hình thức, đặc biệt là gương sáng về một đời phục vụ bình an, hạnh phúc, thanh thoát, cũng như về tình hiệp thông huynh đệ linh mục và về tương quan thuận thảo, trong sáng với các tu sĩ nam nữ. Chính các ngài có thể khơi dậy ơn gọi bằng những gặp gỡ, tiếp xúc, gợi ý hướng thượng cho các thiếu nhi và thiếu niên. Các ngài còn góp phần nuôi dưỡng, bảo vệ ơn gọi linh mục, tu sĩ bằng cách lưu tâm không để cho các em tiếp xúc hoặc bị ảnh hưởng xấu bởi những yếu tố gây “thui chột” ơn gọi. Đồng thời, để phát triển ơn gọi linh mục, tu sĩ, các ngài sẵn sàng cung cấp những điều kiện thuận lợi để phát triển về đạo đức, nhân bản, tri thức, mục vụ, tông đồ cho các người đang trong hành trình ơn gọi. Các ngài cũng không quên thúc đẩy, nhắc nhở các bậc cha mẹ ý thức chu toàn bổn phận của họ đối với con cái. Các ngài góp ý cho các thầy, cô giáo để họ biết quan tâm đào tạo học sinh phát triển toàn diện, đúng đắn. Và các ngài cần tạo điều kiện thuận lợi cho các giáo lý viên thi hành chức năng của họ.
3. Những phương thế có thể thực hiện để phát triển và củng cố ơn gọi.
a. Cầu nguyện
Ơn gọi vào sứ vụ linh mục và đời sống thánh hiến là thành quả của lời cầu nguyện tha thiết dâng lên ‘Chủ mùa gặt’, như Chúa Giêsu đã dạy chúng ta: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít. Các con hãy cầu xin Chủ mùa gặt sai nhiều thợ gặt đến trong ruộng của Người” (Mt 9, 36–38). Theo thói quen chúng ta thường tập trung vào ngày quốc tế cầu nguyện cho ơn gọi, nhưng làm như thế là chưa đủ. Trong các giáo xứ, các gia đình, các nhóm lo cho ơn gọi, phải luôn luôn dâng lên Chúa lời cầu nguyện cho có nhiều ơn gọi, như Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI khẳng định: “Mỗi ơn gọi đặc thù đều nảy sinh từ sáng kiến của Thiên Chúa, là hồng ân tình thương của Chúa! Chính Chúa đi ‘bước đầu’ chứ không phải vì sự tốt lành riêng nào nơi chúng ta, đúng hơn đó là do sự hiện diện của chính tình thương Chúa được ‘đổ xuống trong tâm hồn chúng ta nhờ Thánh Linh’ (Rm 5, 5). Trong mọi thời đại, nơi nguồn mạch ơn gọi của Chúa, đều có sáng kiến tình thương vô biên của Thiên Chúa, Đấng hoàn toàn tỏ mình ra trong Đức Giêsu Kitô…” [2].
Chắc chắn mọi người đều có bổn phận cầu xin Chúa cho có nhiều ơn gọi linh mục, tu sĩ, như Công đồng Vatican II dạy: “Nghĩa vụ làm gia tăng ơn gọi linh mục là điều thuộc về toàn thể cộng đoàn Kitô. Cộng đoàn có nghĩa vụ chu toàn công tác này nhất là bằng đời sống Kitô hoàn hảo” [3]. Để làm theo lời dạy của Công đồng, cần phải cầu xin Chúa cho mọi người biết quan tâm lo lắng cho ơn gọi, biết lưu ý tới việc khơi mầm, nuôi dưỡng, phát triển, củng cố ơn gọi linh mục và tu sĩ, bằng việc căn bản là làm gương sáng. Cũng cần cầu xin cho các cha mẹ biết quảng đại dâng con cho Chúa. Cầu cho các gia đình biết hỗ trợ khích lệ những gia đình nào có con đi tu. Cầu cho các thầy cô giáo biết luôn hành động theo lương tâm đúng đắn, khi dạy dỗ học sinh. Và cầu cho các giáo lý viên biết giúp các thiếu nhi và thiếu niên khám phá ra ơn gọi của mình.
b. Phát triển các trung tâm ơn gọi
Một cách thức rất tốt để cổ võ và tổ chức việc mục vụ ơn gọi là phát triển các trung tâm ơn gọi (hoặc nhà ơn gọi) của giáo phận, của giáo hạt, của hội dòng. Cần quan tâm đầu tư nhân sự cho các trung tâm này. Chọn những người có ‘tâm’ và có ‘tầm’ chuyên hoạt động cho mục vụ này, để chăm lo và vun trồng ơn gọi cách thiết thực và hiệu quả. Cần có những linh mục hoặc tu sĩ với chương trình, kế hoạch, và phương tiện để “giúp cho các bạn trẻ biết sống tình bạn chân thành với Chúa, tăng trưởng lòng mến Chúa nhờ được vun trồng qua kinh nguyện cá nhân và phụng vụ, qua việc học biết cách chăm chú lắng nghe Lời Chúa một cách hiệu quả, ngày càng làm quen với Kinh Thánh; cho các bạn trẻ thấy Lời Chúa, cầu nguyện và Thánh Thể là kho tàng quý giá giúp cho hiểu vẻ đẹp của một cuộc sống hoàn toàn dâng hiến cho Nước Thiên Chúa; dần dần giúp các bạn trẻ hiểu rằng việc sống theo thánh ý Chúa không hề hủy hoại và không phá hủy con người, nhưng giúp con người khám phá và theo đuổi sự thật sâu xa nhất về bản thân; giúp các bạn trẻ biết sống tinh thần quảng đại và huynh đệ trong quan hệ với tha nhân, vì chỉ ra cho các bạn trẻ thấy rằng khi con người chúng ta cởi mở đối với tình yêu Thiên Chúa thì tìm được niềm vui đích thực và hoàn toàn làm cho những khát vọng của mình được mãn nguyện”. [4]
Kết luận:
Ơn gọi linh mục, tu sĩ là một vấn đề cần phải được quan tâm nhiều hơn, cần phải đầu tư cho nền mục vụ ơn gọi cách thích đáng để khích lệ và nâng đỡ những người tỏ ra muốn đi vào đời sống linh mục và đời sống thánh hiến [5]. Trong hoàn cảnh hiện nay và tương lai muốn được nhiều ơn gọi có phẩm chất, những linh mục và tu sĩ nơi các trung tâm ơn gọi thường xuyên liên kết với các giáo xứ, giáo hạt, giáo phận để cùng với các bậc cha mẹ, các thầy cô giáo, các giáo lý viên và các linh mục quản xứ cổ vỏ cầu nguyện, khơi dậy ơn gọi, rồi có chương trình dạy dỗ để nuôi dưỡng, củng cố, hướng dẫn các người trẻ ngay từ khi ơn gọi nẩy mầm, đặc biệt chú trọng phát triển về đời sống tâm linh. Điều này sẽ làm nền tảng thuận lợi cho việc đào tạo và sống đời linh mục, tu sĩ sau này. Nhờ đó, Giáo hội có được những chứng nhân Tin Mừng tích cực góp phần thiết thực cho công cuộc tân phúc âm hóa. Trong Tông huấn Đời sống Thánh hiến, ĐTC Gioan Phaolô II viết: “Chính phẩm chất thiêng liêng của đời thánh hiến mới lay chuyển được những con người thời đại này – họ cũng đang khao khát những giá trị tuyệt đối – và trở thành một lời chứng hấp dẫn” [6].
Lm. Giuse Lê Anh Tuấn
Trích Bản tin Hiệp Thông / HĐGMVN số 70 (Tháng 5 & 6 năm 2012)
________________
1. X. ĐTC Bênêđictô XVI, Sứ điệp ngày thế giới cầu nguyện cho ơn gọi lần thứ 48.
2. ĐTC Bênêđictô XVI, Sứ điệp ngày thế giới cầu nguyện cho ơn gọi lần thứ 49.
3. Cđ. Vatican II, Sắc lệnh Optatam Totius, 2.
4. ĐTC Bênêđictô XVI, Sứ điệp ngày thế giới cầu nguyện cho ơn gọi lần thứ 48.
5. ĐTC Bênêđictô XVI, Sứ điệp ngày thế giới cầu nguyện cho ơn gọi lần thứ 48.
6. Vita consecrata, số 93.
________________
1. X. ĐTC Bênêđictô XVI, Sứ điệp ngày thế giới cầu nguyện cho ơn gọi lần thứ 48.
2. ĐTC Bênêđictô XVI, Sứ điệp ngày thế giới cầu nguyện cho ơn gọi lần thứ 49.
3. Cđ. Vatican II, Sắc lệnh Optatam Totius, 2.
4. ĐTC Bênêđictô XVI, Sứ điệp ngày thế giới cầu nguyện cho ơn gọi lần thứ 48.
5. ĐTC Bênêđictô XVI, Sứ điệp ngày thế giới cầu nguyện cho ơn gọi lần thứ 48.
6. Vita consecrata, số 93.