Phanxicô sinh ngày 21 tháng 8 năm 1567 tại lâu đài ở Thorens, Savoy. Cha của Phanxicô dự định cho chàng là một luật sư để có thể thế chỗ ông trong nghị viện tỉnh Savoy nước Pháp. Vì lý do đó Phanxicô được gửi đến Padua để học luật. Sau khi đậu bằng tiến sĩ, chàng trở về nhà, và đúng lúc ấy, chàng ngỏ ý muốn đi tu làm linh mục. Dĩ nhiên, cha mẹ chàng chống đối kịch liệt, và phải mất một thời gian khá lâu sau khi Phanxicô kiên trì thuyết phục thì ông bà mới đồng ý. Sau khi được thụ phong linh mục, Cha Phanxicô được bầu làm giáo trưởng của Ðịa Phận Geneva, sau này nơi đó là trung tâm phát xuất tà thuyết Calvin. Ngài được sai đi để hoán cải những người theo tà thuyết này, nhất là ở quận lỵ Chablais. Qua lời giảng và qua việc phân phát những tài liệu nhỏ do ngài viết để giải thích giáo lý thật của Công Giáo, ngài rất thành công. Khi 35 tuổi, ngài là Giám Mục của Geneva. Trong khi điều hành giáo phận, ngài tiếp tục rao giảng, nghe xưng tội và dạy giáo lý cho trẻ em. Sự nhân từ của ngài đã đưa được nhiều linh hồn về với Chúa. Ngài thực hành câu châm ngôn của chính ngài là “Một muỗng mật ong thì thu hút nhiều ruồi hơn một thùng dấm.”
Đức Cha Phanxicô đã coi trọng lời Đức Kitô: “Hãy học cùng tôi, vì tôi hiền lành và khiêm nhường thật.” Như chính ngài đã tự thú nhận, ngài phải mất 20 năm mới chiến thắng được tính tình nóng nẩy của ngài, nhưng không ai cho rằng ngài có vấn đề đó mà chỉ thấy trong lối đối xử của ngài tràn ngập sự ân cần và bản chất tốt lành của ngài. Vì bản tính hiền lành và vui vẻ ấy mà ngài được gọi là “Thánh Lịch Thiệp.”
Ngoài hai tác phẩm nổi tiếng của ngài là “Khởi Ðầu Ðời Sống Ðạo Ðức” và “Luận Án về Tình Yêu Thiên Chúa”, ngài còn viết nhiều cuốn sách nhỏ và rất nhiều bài báo. Vì những văn bản này mà ngài được đặt làm quan thầy của báo giới Công Giáo. Văn bản của ngài, đầy dẫy những nét nhân hậu, nhắm đến người giáo dân. Ngài muốn họ hiểu là họ cũng được mời gọi để trở nên thánh. Như ngài viết trong cuốn “Khởi Ðầu Ðời Sống Ðạo Ðức”: “Ðó là điều sai lầm, hoặc đúng hơn là một tà thuyết, khi nói rằng việc đạo đức không thích hợp với đời sống của một binh sĩ, một thương gia, một thái tử hay một phụ nữ có chồng… Ðã có nhiều người mất sự trọn lành trong cái khô khan của thế gian.”
Mặc dù sự bận rộn và cuộc đời ngắn ngủi của ngài, Đức Cha Phanxicô đã cộng tác với thánh Jeanne Frances de Chantal để thành lập tu hội “Nữ Tu Dòng Thăm Viếng” (the Order of the Visitation). Các nữ tu này thi hành nhân đức mà Ðức Maria đã làm gương khi đến thăm người chị họ là bà Elisabeth: khiêm tốn, đạo đức và giúp đỡ lẫn nhau. Lúc đầu các nữ tu tiếp tay một cách giới hạn trong công việc bác ái đối với người nghèo và bệnh nhân. Ngày nay, trong khi một số nữ tu điều hành các trường học, một số nữ tu khác dành trọn cuộc đời để chiêm niệm.
Đức Cha Phanxicô qua đời ngày 28 tháng 12 năm 1622 tại Lyons, France và được mai táng tại Annecy. Đức Giáo Hoàng Alexander VII đã tôn phong Chân Phước cho Đấng Đáng Kính Phanxicô de Sales ngày 08 tháng 1 năm 1662 và ba năm sau chính Đức Thánh Cha lại nâng Chân Phước Phanxicô de Sales lên hàng hiển thánh ngày 19 tháng 4 năm 1665.
Thánh Francis de Sales được tuyên xưng là Tiến Sĩ Hội Thánh do Đức Giáo Hoàng Pius IX ngày 16 tháng 11 năm 1871. Lễ kính thánh nhân được cử hành vào ngày 24 tháng 01 hàng năm là ngày kỷ niệm cải táng thay vì ngày 28 tháng 12 là ngày kỷ niệm qua đời
Đức Cha Phanxicô đã coi trọng lời Đức Kitô: “Hãy học cùng tôi, vì tôi hiền lành và khiêm nhường thật.” Như chính ngài đã tự thú nhận, ngài phải mất 20 năm mới chiến thắng được tính tình nóng nẩy của ngài, nhưng không ai cho rằng ngài có vấn đề đó mà chỉ thấy trong lối đối xử của ngài tràn ngập sự ân cần và bản chất tốt lành của ngài. Vì bản tính hiền lành và vui vẻ ấy mà ngài được gọi là “Thánh Lịch Thiệp.”
Ngoài hai tác phẩm nổi tiếng của ngài là “Khởi Ðầu Ðời Sống Ðạo Ðức” và “Luận Án về Tình Yêu Thiên Chúa”, ngài còn viết nhiều cuốn sách nhỏ và rất nhiều bài báo. Vì những văn bản này mà ngài được đặt làm quan thầy của báo giới Công Giáo. Văn bản của ngài, đầy dẫy những nét nhân hậu, nhắm đến người giáo dân. Ngài muốn họ hiểu là họ cũng được mời gọi để trở nên thánh. Như ngài viết trong cuốn “Khởi Ðầu Ðời Sống Ðạo Ðức”: “Ðó là điều sai lầm, hoặc đúng hơn là một tà thuyết, khi nói rằng việc đạo đức không thích hợp với đời sống của một binh sĩ, một thương gia, một thái tử hay một phụ nữ có chồng… Ðã có nhiều người mất sự trọn lành trong cái khô khan của thế gian.”
Mặc dù sự bận rộn và cuộc đời ngắn ngủi của ngài, Đức Cha Phanxicô đã cộng tác với thánh Jeanne Frances de Chantal để thành lập tu hội “Nữ Tu Dòng Thăm Viếng” (the Order of the Visitation). Các nữ tu này thi hành nhân đức mà Ðức Maria đã làm gương khi đến thăm người chị họ là bà Elisabeth: khiêm tốn, đạo đức và giúp đỡ lẫn nhau. Lúc đầu các nữ tu tiếp tay một cách giới hạn trong công việc bác ái đối với người nghèo và bệnh nhân. Ngày nay, trong khi một số nữ tu điều hành các trường học, một số nữ tu khác dành trọn cuộc đời để chiêm niệm.
Đức Cha Phanxicô qua đời ngày 28 tháng 12 năm 1622 tại Lyons, France và được mai táng tại Annecy. Đức Giáo Hoàng Alexander VII đã tôn phong Chân Phước cho Đấng Đáng Kính Phanxicô de Sales ngày 08 tháng 1 năm 1662 và ba năm sau chính Đức Thánh Cha lại nâng Chân Phước Phanxicô de Sales lên hàng hiển thánh ngày 19 tháng 4 năm 1665.
Thánh Francis de Sales được tuyên xưng là Tiến Sĩ Hội Thánh do Đức Giáo Hoàng Pius IX ngày 16 tháng 11 năm 1871. Lễ kính thánh nhân được cử hành vào ngày 24 tháng 01 hàng năm là ngày kỷ niệm cải táng thay vì ngày 28 tháng 12 là ngày kỷ niệm qua đời
Nguồn: dongten.net