TIẾNG VIỆT
40. Tại sao buộc đi lễ ngày Chúa Nhật?
Ngày nay, nhiều tín hữu nhiệt thành không thích kiểu nói “buộc đi lễ ngày Chúa nhật”. Họ khó chấp nhận việc dâng lễ ngày Chúa Nhật như là một bổn phận phải giữ! Thật vậy, người ta thường nói đến Kitô giáo với những bổn phận phải chu toàn.
Những kiểu nói “luật buộc”, “bổn phận” đúng ra nên được hiểu như là những dấu hiệu báo động: chúng không chỉ định một lý tưởng phải vươn tới, nhưng chỉ là một nhắc nhở lòng trung thành cần phải giữ và phát triển.
Khi đức tin sống động, thì không cần phải nói đến việc buộc giữ ngày Chúa nhật. Nếu yêu mến Chúa Kitô thì chúng ta không thể không đáp lại lời mời gọi của Người. Khi đang đói và được người ta dọn một bữa ăn thịnh soạn, hỏi rằng chúng ta có thực sự bị bắt buộc ăn hay không? Nếu chúng ta khao khát hạnh phúc và bình an, thì chỉ có Chúa Kitô mới có thể làm cho chúng ta thỏa lòng. Vậy có bị bắt buộc phải tiếp đón Chúa Kitô khi Người mời gọi chúng ta đến dự tiệc Thánh Thể của Người không? Tham dự thánh lễ không phải là dịp để chúng ta lấy lại sức cho đời sống thường nhật của chúng ta hay sao?
Trước câu hỏi: “Có buộc đi lễ các ngày Chúa nhật hay không?”, câu trả lời sẽ là “có” cho những ai không mắc ngăn trở thật sự để đến tham dự thánh lễ.
Vả lại, Giáo Hội khuyên nhủ các tín hữu cử hành thánh lễ hằng ngày. Tham dự thánh lễ mỗi ngày là thông phần hoàn toàn với hành vi phụng vụ của Giáo Hội để dâng lên trên bàn thờ tất cả đời sống và lịch sử của con người. Đối với các tín hữu có thể đi nhà thờ được, thánh lễ hằng ngày đặt sự phục sinh của Chúa Kitô ngay giữa các hoạt động trong ngày của họ: nghề nghiệp, gia đình, xã hội, v.v…
Trong mối quan hệ của chúng ta đối với Thiên Chúa, khi chúng ta bắt đầu tính toán để khỏi làm hơn bổn phận đòi hỏi, làm vừa vặn cho đúng luật buộc, khi chúng ta cố “mặc cả” về điều “được phép” và “điều cấm đoán” để tìm ra những điều dễ làm hơn, khi chúng ta muốn tìm ơn cứu rỗi “rẻ tiền”, thì lúc đó chúng ta nên xét lại tình trạng sức khỏe đức tin của chúng ta!
ENGLISH
40. Why is it compulsory to attend Sunday Mass?
Nowadays, many devout Christians do not like the manner of saying “obligated to go to church on Sunday”. They find it hard to accept the offering of Mass on Sunday as a duty to be kept! Indeed, Christianity is often mentioned as duties to be fulfilled.
Rather, the model of saying “obligated by law”, “duty” should be understood as warning signs: it does not indicate an ideal to reach, but just a reminder of a fidelity which should be adhered to and developed.
When the faith is vivid, there is no need mentioning the obligation to keep the Sunday. If we truly love Christ, we cannot help responding to His invitation. When we are hungry and are served an ample meal, is it questionable that we are truly obligated to eat? If we long for happiness and peace, only Christ can satisfy our aspiration. Is it then compulsory that we receive Christ when He invites us to attend His Eucharistic banquet? Isn’t attending Mass a chance for us to regain vitality for our daily life?
Before the question “Is it compulsory to attend Mass on Sunday or not?”, the answer will be “yes” for those who are not in an actual hindrance which prevents them from attending Mass.
On the other hand, the Church advises the faithful to celebrate Mass every day. Daily participation in Mass is a complete sharing in the liturgical act of the Church to offer on the altar all the life and history of mankind. For those believers who can go to church, daily Mass places the resurrection of Christ right amid their daily activities: occupational, familial, social… life.
In our relationship with God, when we begin speculating and refuse to perform more than what is required of our duty, do just enough for what is required by law, when we try to “bargain” between “what is allowed” and “what is prohibited” to find which is easier to do, when we want to find a “cheap” salvation, then it is high time we reexamined the status of our faith health!
FRANÇAIS
40. Doit-on aller à la messe tous les dimanches?
L’expression d’”obligation dominicale” fait aujourd’hui réagir beaucoup de chrétiens sincères… Il leur semble difficilement acceptable de faire de la messe du dimanche, un devoir ! Et c’est vrai que l’on a trop souvent parlé de christianisme en termes de devoirs à accomplir.
Les mots “obligation”, “devoir” constituent davantage un signal d’alarme: non pas un idéal à atteindre, mais le rappel d’une fidélité à garder et à développer.
Lorsque la foi est vivante, il n’est guère besoin de parler d’obligation dominicale. Celui qui aime le Christ ne peut pas refuser son invitation. Quand nous sommes affamés, et qu’on nous offre un succulent repas, sommes-nous vraiment obligés de manger? Nous sommes affamés de joie et de paix. Seul le Christ peut nous rassasier. Sommes-nous obligés d’accueillir le Christ qui nous invite à son repas eucharistique?
Aller à la messe n’est-ce pas l’occasion de venir prendre des forces pour notre vie quotidienne?
À la question posée: “Doit-on aller à la messe tous les dimanches?”, la réponse est “oui” pour celui qui n’a pas d’empêchement réel à y participer…
D’ailleurs, l’Église recommande aux fidèles de célébrer la messe tous les jours. Car le premier prolongement de la messe dominicale est la messe de chaque jour : depuis un temps très ancien, l’Église a pris l’habitude de cette célébration quotidienne autour de laquelle elle organise tout le culte de la journée. Participer à la messe en semaine, c’est s’associer pleinement à l’action liturgique de l’Église et présenter à l’autel la totalité de la vie et de l’histoire des hommes. Pour tout fidèle qui en a la possibilité, la messe quotidienne place la Pâque du Christ au cœur de ses journées, au cœur de ses activités professionnelles, familiales, sociales ou autres.
Lorsque dans notre relation à Dieu nous commençons à faire des calculs pour ne pas en faire trop, ou en tout cas pour ne pas en faire plus qu’il ne faut, lorsque nous essayons de naviguer entre le permis et le défendu pour emprunter des voies de facilité, lorsque nous voulons un salut “bon marché”, alors il faut nous interroger sur l’état de santé de notre foi!