Ngày 21/3/2023, Bộ Phục vụ Phát triển Con người Toàn diện đã công bố chủ đề của Ngày Thế giới Người Di dân và Người Tị nạn lần thứ 109, được cử hành vào Chúa Nhật ngày 24/9 năm nay (2023): “Tự do chọn lựa hoặc di cư hoặc ở lại.”
Hàng năm, Ngày Thế giới Người Di dân và Người Tị nạn được cử hành vào Chúa Nhật cuối tháng 9 như một cơ hội để bày tỏ sự ủng hộ và quan tâm đối với những người buộc lòng phải rời bỏ nhà cửa của họ, để khuyến khích người Công giáo trên toàn thế giới nhớ đến và cầu nguyện cho những người phải di tản vì xung đột và bách hại, đồng thời nâng cao nhận thức về những cơ hội mà người di cư mang lại. Ngày này được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1914.
Quyền có thể ở lại quê hương của mình
Thông cáo của Bộ Phục vụ Phát triển Con người Toàn diện giải thích rằng chủ đề năm nay là một lời mời suy tư về một quyền chưa được luật pháp quốc tế lập thành luật; đó là quyền “có thể ở lại quê hương của mình.”
Thông cáo giải thích rằng quyền này đi trước và rộng hơn quyền di cư: “Nó bao gồm khả năng chia sẻ lợi ích chung, quyền được sống trong phẩm giá và được tiếp cận với sự phát triển bền vững.” “Tất cả các quyền này cần được đảm bảo một cách hiệu quả ở các quốc gia nguyên quán thông qua việc cộng đồng quốc tế thật sự thực hiện trách nhiệm chung.”
Giáo huấn của Đức Gioan Phaolô II và Đức Biển Đức XVI
Điểm này đã được cả Đức Giáo hoàng Biển Đức XVI và Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II nhấn mạnh. Trong Thông điệp cho Ngày Thế giới Người Di dân và Người Tị nạn lần thứ 99, vào năm 2013, Đức cố Giáo hoàng Biển Đức XVI đã nhận xét rằng, trong khi “quyền di cư được coi là một trong những quyền cơ bản của con người, cho phép mọi người định cư ở bất cứ nơi nào họ cho là tốt nhất để thực hiện khả năng, nguyện vọng và kế hoạch của họ”, trong bối cảnh chính trị xã hội hiện nay, “ngay cả trước quyền di cư, cần khẳng định lại quyền không di cư, nghĩa là được ở lại quê hương.”
Ngài nhắc lại lời của Thánh Gioan Phaolô II đã tuyên bố vào năm 1998 rằng: “Quyền cơ bản của con người là được sống trên đất nước của mình. Tuy nhiên, quyền này chỉ có hiệu lực nếu các yếu tố thúc đẩy người dân di cư liên tục được kiểm soát.” Do đó, việc nhiều người bị buộc phải di cư đòi hỏi phải xem xét cẩn thận các nguyên nhân dẫn đến tình trạng di cư hiện nay.
Các tài liệu
Như mọi năm, Bộ Phục vụ Phát triển Con người Toàn diện sẽ thực hiện một chiến dịch truyền thông nhằm thúc đẩy sự hiểu biết sâu sắc hơn về chủ đề của năm nay thông qua các phương tiện hỗ trợ đa phương tiện, tài liệu thông tin và các suy tư thần học.Nguồn: vaticannews.va/vi
Hàng năm, Ngày Thế giới Người Di dân và Người Tị nạn được cử hành vào Chúa Nhật cuối tháng 9 như một cơ hội để bày tỏ sự ủng hộ và quan tâm đối với những người buộc lòng phải rời bỏ nhà cửa của họ, để khuyến khích người Công giáo trên toàn thế giới nhớ đến và cầu nguyện cho những người phải di tản vì xung đột và bách hại, đồng thời nâng cao nhận thức về những cơ hội mà người di cư mang lại. Ngày này được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1914.
Quyền có thể ở lại quê hương của mình
Thông cáo của Bộ Phục vụ Phát triển Con người Toàn diện giải thích rằng chủ đề năm nay là một lời mời suy tư về một quyền chưa được luật pháp quốc tế lập thành luật; đó là quyền “có thể ở lại quê hương của mình.”
Thông cáo giải thích rằng quyền này đi trước và rộng hơn quyền di cư: “Nó bao gồm khả năng chia sẻ lợi ích chung, quyền được sống trong phẩm giá và được tiếp cận với sự phát triển bền vững.” “Tất cả các quyền này cần được đảm bảo một cách hiệu quả ở các quốc gia nguyên quán thông qua việc cộng đồng quốc tế thật sự thực hiện trách nhiệm chung.”
Giáo huấn của Đức Gioan Phaolô II và Đức Biển Đức XVI
Điểm này đã được cả Đức Giáo hoàng Biển Đức XVI và Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II nhấn mạnh. Trong Thông điệp cho Ngày Thế giới Người Di dân và Người Tị nạn lần thứ 99, vào năm 2013, Đức cố Giáo hoàng Biển Đức XVI đã nhận xét rằng, trong khi “quyền di cư được coi là một trong những quyền cơ bản của con người, cho phép mọi người định cư ở bất cứ nơi nào họ cho là tốt nhất để thực hiện khả năng, nguyện vọng và kế hoạch của họ”, trong bối cảnh chính trị xã hội hiện nay, “ngay cả trước quyền di cư, cần khẳng định lại quyền không di cư, nghĩa là được ở lại quê hương.”
Ngài nhắc lại lời của Thánh Gioan Phaolô II đã tuyên bố vào năm 1998 rằng: “Quyền cơ bản của con người là được sống trên đất nước của mình. Tuy nhiên, quyền này chỉ có hiệu lực nếu các yếu tố thúc đẩy người dân di cư liên tục được kiểm soát.” Do đó, việc nhiều người bị buộc phải di cư đòi hỏi phải xem xét cẩn thận các nguyên nhân dẫn đến tình trạng di cư hiện nay.
Các tài liệu
Như mọi năm, Bộ Phục vụ Phát triển Con người Toàn diện sẽ thực hiện một chiến dịch truyền thông nhằm thúc đẩy sự hiểu biết sâu sắc hơn về chủ đề của năm nay thông qua các phương tiện hỗ trợ đa phương tiện, tài liệu thông tin và các suy tư thần học.Nguồn: vaticannews.va/vi