GIẢI ĐÁP THẮC MẮC CHO NGƯỜI TRẺ CÔNG GIÁO
Bài 94: ĐÒI HỎI CỦA CHÚA GIÊSU CÓ CÒN HỢP VỚI THỜI ĐẠI CÔNG NGHỆ?
Hỏi:
Giữa thế giới của Google, của Youtube, của Instagram, của Facebook, của Twitter và trong xã hội 5.0 cùng với làn sóng 5G của những chiếc điện thoại, những đòi hỏi và điều kiện của Chúa Giêsu đưa ra cho người môn đệ còn có hợp thời hay không?
Trả lời:
Giữa thế giới của Google, của Youtube, của Instagram, của Facebook, của Twitter và trong xã hội 5.0 cùng với làn sóng 5G của những chiếc điện thoại, những đòi hỏi và điều kiện của Chúa Giêsu đưa ra cho người môn đệ còn có hợp thời hay không?
Trả lời:
Giữa dòng đời hôm nay, nhiều người cảm thấy lạc lõng nếu không cập nhật được những trào lưu sống của thời đại Internet. Con người được mời gọi và, một cách gián tiếp, “bị bắt buộc” chạy theo làn sóng của Google, của Youtube, của Instagram, của Facebook, của Twitter… Một số người đã “chìm sâu” vào trong đó và được/bị những làn sóng hiện đại này hướng dẫn/chi phối cuộc sống.
Rồi người ta bắt đầu chú ý đến một khuynh hướng mới. Đó là trí tuệ nhân tạo (AI: Artificial Intelligence) và người máy – robot. Trong bức tranh mới của cuộc sống hôm nay, chúng ta nhận thấy các nhà máy dần dần tự động hóa trong sản xuất và phân phối hàng hóa. Các xe vận tải không người lái, các sân bay, bến cảng sẽ có những nhân viên “ảo”, bệnh viện hay nhà thương hoạt động bằng những bác sĩ robot được kết nối và điều khiển thông qua một “trí tuệ nhân tạo AI” sẽ ngày càng trở nên phổ biến. Những phát minh trước đây chỉ thấy trong các bộ phim khoa học viễn tưởng thì ngày nay không còn quá xa lạ trong đời sống thực tế.
Cụm từ “xã hội 5.0” được nhắc đến với những viễn tượng đầy hứa hẹn. Thế nhưng, trào lưu sống hiện đại này lại mang đến nhiều thách đố, đặt ra những điều kiện cho sự phát triển và sống còn của con người. Vì thế, con người phải chịu những áp lực ngày càng lớn. Ai “cập nhật – update” được, thì có thể sống vui, thoải mái, và cũng có thể trở nên giàu có và nổi tiếng. Nhưng chiều ngược lại cũng xảy ra. Ai không update được thì không chỉ bị tụt hậu mà còn có thể rơi vào dòng sông “trầm cảm”.
Chúng ta nhớ có lần Chúa Giêsu nhất quyết đi lên Giêrusalem (Lc 9,51). Con đường Chúa đi không phải là con đường dễ dàng và được trải nhung lụa. Ngược lại, con đường này dẫn Chúa đến với thập giá, khổ đau và cái chết. Trên con đường đó, có nhiều người đi với Chúa (Lc 14,25). Nhưng họ đi theo Chúa để làm gì, tìm gì? Tìm cơm gạo ư? Tìm quyền lợi chăng? Tìm sự bảo đảm sao? Hay tìm một con đường dễ dàng đưa họ đạt được danh vọng, quyền lực, vinh quang và hạnh phúc theo lăng kính của cuộc đời?
Rất nhiều người đi với Chúa, nhưng chẳng mấy ai trong số họ quyết định dứt khoát bước tiếp trên đường thập giá. Chúa Giêsu đã rất thực tế khi quay lại nói với đám đông điều cần phải nói: “Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được. Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được” (Lc 14, 26-27). Cả hai câu nói đều được diễn tả trong thể “điều kiện” nếu-không-thì. Câu đầu tiên nói về sự dứt khoát từ bỏ. Câu thứ hai nói về việc sẵn sàng vác thập giá theo Chúa.
Tiếp đến, Chúa Giêsu còn mạnh mẽ hơn khi nói rằng người nào muốn theo Ngài phải dứt bỏ cả mạng sống mình nữa. Đó là một sự tự huỷ thực sự. Tự huỷ như chính Chúa đã tự huỷ – làm cho mình trở nên trống rỗng hoàn toàn – để trao lại cho Chúa toàn bộ con người và cuộc sống của mình. Có thể nói đây là một điều kiện rất khó thực hiện, bởi vì đã là con người thì phần lớn ai cũng đi tìm cái tôi. Nhất là trong thời đại Google, Youtube, Facebook, Instagram, 5G và xã hội 5.0, cái tôi luôn được đề cao.
Cái tôi được chú ý quá nhiều và được mọi người “đi tìm không ngưng nghỉ”. Vậy nên mới có thánh nhân nói rằng “Khi con người chết đi, thì 15 phút sau cái tôi mới chết”. Cái tôi luôn to lớn và luôn muốn trở thành “cái rốn của vũ trụ”. Trong mọi câu chuyện, trong mọi hành động và trong mọi suy tưởng, cái tôi luôn chiếm một chỗ lớn và quan trọng. Nếu cái tôi vẫn còn, thì Chúa không thể lớn lên được. Chỉ khi nào người môn đệ và người tín hữu ý thức liên lỉ sống tinh thần “Chúa phải lớn lên và tôi cần phải nhỏ lại” thì lúc đó con đường theo Chúa mới tìm được ý nghĩa và giá trị đích thực.
Câu thứ hai Chúa Giêsu nói lại đụng tới thập giá: “Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được”. Nhưng chúng ta vác thập giá như thế nào? John Newton đề nghị với chúng ta cách vác thập giá: “Những khổ sở mà đời chúng ta phải chịu cũng giống như một bó củi rất to và rất nặng. Chắc chắn chúng ta vác không nổi. Nhưng Thiên Chúa đã thương tháo dây bó củi đó ra, rồi chia nó ra để mỗi ngày chỉ chất lên vai ta một khúc thôi. Hôm sau một khúc nữa, và hôm sau tiếp tục… Lạ gì họ không vác nổi”! Hãy can đảm, chúng ta không vác Thánh Giá một mình, nhưng cùng với nhau và với Chúa.
Thế giới của Google, Youtube, Facebook, Instagram, 5G và xã hội 5.0 hứa hẹn nhiều viễn tượng rất đẹp, liệu có còn thập giá không? Với sự tân tiến của trí tuệ nhân tạo và các người máy siêu thông minh, biết cảm thụ và nhận thức, có thể đưa ra các quyết định thay cho con người, liệu thập giá có được xoá bỏ? Thật không may, công nghệ phát triển vẫn không thể xóa bỏ thập giá. Khuynh hướng sống hiện đại cũng khó có thể làm cho thập giá nhẹ đi. Vì thế, thập giá luôn còn đó. Con người dù thông minh và tiến bộ đến mấy vẫn phải tiếp tục sống với đau khổ. Vấn đề là người trẻ chúng ta cần biết làm mới lại, cần biết “update”. Vậy chúng ta sẽ update cái gì?
Trước hết, chúng ta update lại lời mời gọi trở nên người môn đệ của Chúa trong lòng thế giới hôm nay. “Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13,35). Chúng ta cần update thêm tình yêu vào trong chính suy tư, nụ cười, lời nói và cách hành động để người khác có thể tìm thấy Chúa nơi chúng ta. Hình ảnh của Chúa được thể hiện rõ nét qua tinh thần yêu thương, sự hy sinh xả thân quên mình của người môn đệ. Là người môn đệ của Chúa, chúng ta cần lan tỏa tình yêu và lòng thương xót mà chính Chúa đã và đang tiếp tục ban tặng cho nhân loại.
Update yêu thương là update thập giá, mà update thập giá là update khổ đau. Thật vậy, yêu thương, thập giá và đau khổ không thể tách rời nhau. Ở đây, chúng ta cần tự hỏi xem mình nên vác thập giá như thế nào để yêu thương và an bình luôn được nở rộ? Có khuynh hướng văn minh hiện đại nào hướng dẫn chúng ta không? Các nhà tâm lý trị liệu đã đưa ra biết bao phương pháp hứa hẹn giúp con người giảm bớt gánh nặng thập giá. Nhiều phong trào, tổ chức xã hội hay du lịch chào hàng các chương trình wellness, thư giãn, nghỉ ngơi và hưởng thụ kiểu như muốn con người đừng “ngó” tới thập giá và “làm ngơ” với đau khổ.
Là người Kitô hữu, chúng ta luôn hướng nhìn về Chúa Giêsu vác thập giá. Lúc này chúng ta cũng tự vấn mình trước thập giá: Tôi có đang cố trốn khỏi thập giá? Là môn đệ của Chúa Giêsu, Đấng vác thập giá và chịu chết trên thập giá, mà tôi lại chối từ thập giá thì thật là “môn để giả hiệu” mà thôi. Nói vác thập giá thì dễ vô cùng, nhưng sống với thập giá thì rất khó.
Như thế, để truyền thông vẫn hợp thời với lời mời gọi của Đức Giêsu, chúng ta cần làm mới lại chính mình, ý thức chuẩn bị con đường bước theo Chúa. Nói cách khác, hệ điều hành của chúng ta cần phải update thì “phần mềm” Giêsu mới chạy hiệu quả được. Hay nói như chính lời của Đức Giêsu, “Rượu mới thì bầu phải mới” (Mc 2,22). Về phần chuẩn bị, sách Huấn Ca có nhắc nhớ rằng: “Con ơi, nếu con muốn dấn thân phụng sự Đức Chúa, thì con hãy chuẩn bị tâm hồn để đón chịu thử thách. Hãy giữ lòng cho ngay thẳng và cứ kiên trì, đừng bấn loạn khi con gặp khốn khổ.” (Hc 2,1-5).
Chúng ta đừng để lòa mắt bởi thứ ánh sáng đến từ Google, Youtube, Facebook, Instagram, 5G và xã hội 5.0. Chúng phải được dùng như công cụ giúp con đường ta đến với Chúa trở nên dễ dàng hơn. Nguy cơ xảy ra là trong thời công nghệ, chúng ta dễ quên đi thập giá, quên đi tinh thần biết từ bỏ để yêu thương, quên đi tinh thần biết tự huỷ, quên đi tinh thần của Chúa Giêsu. Chúng ta cần chia sẻ với Chúa Giêsu trên đường khổ nạn, để rồi cùng với Ngài bước vào vinh quang Nước Trời.
Cuối cùng, nếu bạn muốn trở thành người môn đệ đích thật của Chúa và là người tín hữu chân chính trong thời đại 5.0 hôm nay thì bạn hãy tự hỏi mình:
– Tôi có đang bám chặt vào của cải vật chất, gom góp tiếng thơm và danh vọng, quyền lực và sử dụng người khác để phục vụ cho bản thân?
– Tôi có tinh thần từ bỏ để trở nên người môn đệ tự do của Chúa như thế nào?
– Tinh thần tự huỷ của Chúa Giêsu có ý nghĩa và giá trị gì đối với tôi?
– Là môn đệ Chúa, tôi đang đi tìm gì vậy?
– Tôi đang đi tìm công việc của Chúa hay tôi đang đi tìm Chúa?
– Là người môn đệ của Chúa, tôi cần chuẩn bị những gì? Tôi nên ý thức như thế nào trong việc học hỏi và trau dồi Giáo Lý, Giáo Huấn của Hội Thánh, Thần Học, Thánh Kinh?
– Thập giá mà tôi đang mang vác trên vai là gì?
– Thập giá đó có ý nghĩa gì với tôi?
– “Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13,35). Lời này của Chúa Giêsu có ý nghĩa gì với tôi?
Rồi người ta bắt đầu chú ý đến một khuynh hướng mới. Đó là trí tuệ nhân tạo (AI: Artificial Intelligence) và người máy – robot. Trong bức tranh mới của cuộc sống hôm nay, chúng ta nhận thấy các nhà máy dần dần tự động hóa trong sản xuất và phân phối hàng hóa. Các xe vận tải không người lái, các sân bay, bến cảng sẽ có những nhân viên “ảo”, bệnh viện hay nhà thương hoạt động bằng những bác sĩ robot được kết nối và điều khiển thông qua một “trí tuệ nhân tạo AI” sẽ ngày càng trở nên phổ biến. Những phát minh trước đây chỉ thấy trong các bộ phim khoa học viễn tưởng thì ngày nay không còn quá xa lạ trong đời sống thực tế.
Cụm từ “xã hội 5.0” được nhắc đến với những viễn tượng đầy hứa hẹn. Thế nhưng, trào lưu sống hiện đại này lại mang đến nhiều thách đố, đặt ra những điều kiện cho sự phát triển và sống còn của con người. Vì thế, con người phải chịu những áp lực ngày càng lớn. Ai “cập nhật – update” được, thì có thể sống vui, thoải mái, và cũng có thể trở nên giàu có và nổi tiếng. Nhưng chiều ngược lại cũng xảy ra. Ai không update được thì không chỉ bị tụt hậu mà còn có thể rơi vào dòng sông “trầm cảm”.
Chúng ta nhớ có lần Chúa Giêsu nhất quyết đi lên Giêrusalem (Lc 9,51). Con đường Chúa đi không phải là con đường dễ dàng và được trải nhung lụa. Ngược lại, con đường này dẫn Chúa đến với thập giá, khổ đau và cái chết. Trên con đường đó, có nhiều người đi với Chúa (Lc 14,25). Nhưng họ đi theo Chúa để làm gì, tìm gì? Tìm cơm gạo ư? Tìm quyền lợi chăng? Tìm sự bảo đảm sao? Hay tìm một con đường dễ dàng đưa họ đạt được danh vọng, quyền lực, vinh quang và hạnh phúc theo lăng kính của cuộc đời?
Rất nhiều người đi với Chúa, nhưng chẳng mấy ai trong số họ quyết định dứt khoát bước tiếp trên đường thập giá. Chúa Giêsu đã rất thực tế khi quay lại nói với đám đông điều cần phải nói: “Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được. Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được” (Lc 14, 26-27). Cả hai câu nói đều được diễn tả trong thể “điều kiện” nếu-không-thì. Câu đầu tiên nói về sự dứt khoát từ bỏ. Câu thứ hai nói về việc sẵn sàng vác thập giá theo Chúa.
Tiếp đến, Chúa Giêsu còn mạnh mẽ hơn khi nói rằng người nào muốn theo Ngài phải dứt bỏ cả mạng sống mình nữa. Đó là một sự tự huỷ thực sự. Tự huỷ như chính Chúa đã tự huỷ – làm cho mình trở nên trống rỗng hoàn toàn – để trao lại cho Chúa toàn bộ con người và cuộc sống của mình. Có thể nói đây là một điều kiện rất khó thực hiện, bởi vì đã là con người thì phần lớn ai cũng đi tìm cái tôi. Nhất là trong thời đại Google, Youtube, Facebook, Instagram, 5G và xã hội 5.0, cái tôi luôn được đề cao.
Cái tôi được chú ý quá nhiều và được mọi người “đi tìm không ngưng nghỉ”. Vậy nên mới có thánh nhân nói rằng “Khi con người chết đi, thì 15 phút sau cái tôi mới chết”. Cái tôi luôn to lớn và luôn muốn trở thành “cái rốn của vũ trụ”. Trong mọi câu chuyện, trong mọi hành động và trong mọi suy tưởng, cái tôi luôn chiếm một chỗ lớn và quan trọng. Nếu cái tôi vẫn còn, thì Chúa không thể lớn lên được. Chỉ khi nào người môn đệ và người tín hữu ý thức liên lỉ sống tinh thần “Chúa phải lớn lên và tôi cần phải nhỏ lại” thì lúc đó con đường theo Chúa mới tìm được ý nghĩa và giá trị đích thực.
Câu thứ hai Chúa Giêsu nói lại đụng tới thập giá: “Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được”. Nhưng chúng ta vác thập giá như thế nào? John Newton đề nghị với chúng ta cách vác thập giá: “Những khổ sở mà đời chúng ta phải chịu cũng giống như một bó củi rất to và rất nặng. Chắc chắn chúng ta vác không nổi. Nhưng Thiên Chúa đã thương tháo dây bó củi đó ra, rồi chia nó ra để mỗi ngày chỉ chất lên vai ta một khúc thôi. Hôm sau một khúc nữa, và hôm sau tiếp tục… Lạ gì họ không vác nổi”! Hãy can đảm, chúng ta không vác Thánh Giá một mình, nhưng cùng với nhau và với Chúa.
Thế giới của Google, Youtube, Facebook, Instagram, 5G và xã hội 5.0 hứa hẹn nhiều viễn tượng rất đẹp, liệu có còn thập giá không? Với sự tân tiến của trí tuệ nhân tạo và các người máy siêu thông minh, biết cảm thụ và nhận thức, có thể đưa ra các quyết định thay cho con người, liệu thập giá có được xoá bỏ? Thật không may, công nghệ phát triển vẫn không thể xóa bỏ thập giá. Khuynh hướng sống hiện đại cũng khó có thể làm cho thập giá nhẹ đi. Vì thế, thập giá luôn còn đó. Con người dù thông minh và tiến bộ đến mấy vẫn phải tiếp tục sống với đau khổ. Vấn đề là người trẻ chúng ta cần biết làm mới lại, cần biết “update”. Vậy chúng ta sẽ update cái gì?
Trước hết, chúng ta update lại lời mời gọi trở nên người môn đệ của Chúa trong lòng thế giới hôm nay. “Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13,35). Chúng ta cần update thêm tình yêu vào trong chính suy tư, nụ cười, lời nói và cách hành động để người khác có thể tìm thấy Chúa nơi chúng ta. Hình ảnh của Chúa được thể hiện rõ nét qua tinh thần yêu thương, sự hy sinh xả thân quên mình của người môn đệ. Là người môn đệ của Chúa, chúng ta cần lan tỏa tình yêu và lòng thương xót mà chính Chúa đã và đang tiếp tục ban tặng cho nhân loại.
Update yêu thương là update thập giá, mà update thập giá là update khổ đau. Thật vậy, yêu thương, thập giá và đau khổ không thể tách rời nhau. Ở đây, chúng ta cần tự hỏi xem mình nên vác thập giá như thế nào để yêu thương và an bình luôn được nở rộ? Có khuynh hướng văn minh hiện đại nào hướng dẫn chúng ta không? Các nhà tâm lý trị liệu đã đưa ra biết bao phương pháp hứa hẹn giúp con người giảm bớt gánh nặng thập giá. Nhiều phong trào, tổ chức xã hội hay du lịch chào hàng các chương trình wellness, thư giãn, nghỉ ngơi và hưởng thụ kiểu như muốn con người đừng “ngó” tới thập giá và “làm ngơ” với đau khổ.
Là người Kitô hữu, chúng ta luôn hướng nhìn về Chúa Giêsu vác thập giá. Lúc này chúng ta cũng tự vấn mình trước thập giá: Tôi có đang cố trốn khỏi thập giá? Là môn đệ của Chúa Giêsu, Đấng vác thập giá và chịu chết trên thập giá, mà tôi lại chối từ thập giá thì thật là “môn để giả hiệu” mà thôi. Nói vác thập giá thì dễ vô cùng, nhưng sống với thập giá thì rất khó.
Như thế, để truyền thông vẫn hợp thời với lời mời gọi của Đức Giêsu, chúng ta cần làm mới lại chính mình, ý thức chuẩn bị con đường bước theo Chúa. Nói cách khác, hệ điều hành của chúng ta cần phải update thì “phần mềm” Giêsu mới chạy hiệu quả được. Hay nói như chính lời của Đức Giêsu, “Rượu mới thì bầu phải mới” (Mc 2,22). Về phần chuẩn bị, sách Huấn Ca có nhắc nhớ rằng: “Con ơi, nếu con muốn dấn thân phụng sự Đức Chúa, thì con hãy chuẩn bị tâm hồn để đón chịu thử thách. Hãy giữ lòng cho ngay thẳng và cứ kiên trì, đừng bấn loạn khi con gặp khốn khổ.” (Hc 2,1-5).
Chúng ta đừng để lòa mắt bởi thứ ánh sáng đến từ Google, Youtube, Facebook, Instagram, 5G và xã hội 5.0. Chúng phải được dùng như công cụ giúp con đường ta đến với Chúa trở nên dễ dàng hơn. Nguy cơ xảy ra là trong thời công nghệ, chúng ta dễ quên đi thập giá, quên đi tinh thần biết từ bỏ để yêu thương, quên đi tinh thần biết tự huỷ, quên đi tinh thần của Chúa Giêsu. Chúng ta cần chia sẻ với Chúa Giêsu trên đường khổ nạn, để rồi cùng với Ngài bước vào vinh quang Nước Trời.
Cuối cùng, nếu bạn muốn trở thành người môn đệ đích thật của Chúa và là người tín hữu chân chính trong thời đại 5.0 hôm nay thì bạn hãy tự hỏi mình:
– Tôi có đang bám chặt vào của cải vật chất, gom góp tiếng thơm và danh vọng, quyền lực và sử dụng người khác để phục vụ cho bản thân?
– Tôi có tinh thần từ bỏ để trở nên người môn đệ tự do của Chúa như thế nào?
– Tinh thần tự huỷ của Chúa Giêsu có ý nghĩa và giá trị gì đối với tôi?
– Là môn đệ Chúa, tôi đang đi tìm gì vậy?
– Tôi đang đi tìm công việc của Chúa hay tôi đang đi tìm Chúa?
– Là người môn đệ của Chúa, tôi cần chuẩn bị những gì? Tôi nên ý thức như thế nào trong việc học hỏi và trau dồi Giáo Lý, Giáo Huấn của Hội Thánh, Thần Học, Thánh Kinh?
– Thập giá mà tôi đang mang vác trên vai là gì?
– Thập giá đó có ý nghĩa gì với tôi?
– “Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13,35). Lời này của Chúa Giêsu có ý nghĩa gì với tôi?
Lm. GB. Nguyễn Ngọc Thế SJ.
(Trích Giải Đáp Thắc Mắc cho người trẻ Công giáo, Tập 5, Nxb Tôn Giáo, 05/2021)