SỰ SÙNG KÍNH MẸ MARIA VÀ ĐỨC TIN Ở NHẬT BẢN
Jean-François Thomas, sj
WGPSG (17.08.2023) – Công cuộc truyền giáo ở Nhật Bản sẽ không thể hiểu được nếu không có Mẹ Thiên Chúa. Từ thời thánh Phanxicô Xaviê, qua thời linh mục Maximilien Kolbe, Đức Trinh Nữ luôn hiện diện. Khi thiếu linh mục, chính nhờ Đức Maria mà các Kitô hữu đã bảo vệ được kho báu đức tin.
Lễ Mông Triệu là một lễ kính quan trọng ở Pháp, vì nước Pháp đã từng được dâng hiến cho Đức Mẹ Hồn Xác lên Trời; tín điều Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời đã mang lại muôn ơn lành cho khắp thế giới, điều này diễn ra ngay cả trước khi được giáo quyền công bố.
Toàn bộ các tín điều về Đức Mẹ và sự sùng kính dành cho Mẹ Thiên Chúa đã đóng góp rất lớn cho việc loan báo Tin Mừng và lòng trung thành với đức tin, đặc biệt trong những giai đoạn bị bách hại.
Một ví dụ đặc biệt đáng nói trong muôn vàn ví dụ, đó là sự xuất hiện, hình thành, phát triển và thử thách của đức tin Công giáo ở đế chế Mặt Trời Mọc.
Ảnh Đức Mẹ ẵm Chúa Hài Đồng
Khi Thánh Phanxicô Xaviê lên thuyền đi từ Malacca đến Nhật Bản cùng với cha Cosme de Torrès và thầy dòng Jean Fernandez, cùng Yagiro – một thương nhân Nhật được ngài giúp trở lại Kitô giáo với tên thánh là Phaolô, ngài đã phải trải qua trận chiến nội tâm với ma quỷ, cụ thể là ngài đã cần phải suy niệm nhiều về ‘Hai Ngọn Cờ’ trong chương trình Linh Thao.
Những thử thách và thảm kịch không hề thiếu trên đường đi, và việc ngài đến được Nhật Bản vào ngày 15-8-1549, được xem như đặc biệt nhờ ơn Chúa quan phòng, đúng 15 năm sau ngày các tu sĩ đồng hành với thánh Inhaxiô Loyola tuyên khấn ở Paris, tại Montmartre nơi thánh Denis tử đạo.
Vừa cập bến ở Kagoshima, ngài bắt tay ngay vào việc giảng đạo, giúp cho nhiều người trở lại đạo và lãnh các bí tích. Ngài chỉ ở quần đảo này hơn hai năm một chút – vì ngài mau chóng hiểu rằng phải loan báo Tin Mừng ở Trung Hoa trước khi đưa nước Nhật về với Chúa -, tuy vậy ngài vẫn để lại đàng sau những cộng đoàn có đức tin rạng ngời.
Được phong làm Sứ thần Tòa Thánh ở các xứ Ấn Độ, một trong những động thái đầu tiên của ngài là gặp gỡ Takahisa Shimazu, lãnh chúa ở vùng đó.
Anjiro, người thông dịch (cuối đời lại trở thành hải tặc!) – có đem theo ảnh Đức Mẹ ẵm Chúa Hài đồng gây ấn tượng mạnh với ông hoàng và người thân của ông đến độ ông tôn sùng ảnh và cho phép thần dân của mình tự do chọn lựa theo đức tin Công giáo. Mẹ ông hoàng còn xin thêm một bức ảnh Đức Mẹ. Như vậy rõ ràng Đức Mẹ đã mở cửa nước Nhật đón ánh sáng chân lý.
Những Kitô hữu ‘ẩn trốn’
Khi những vụ bách hại khủng khiếp bắt đầu vào năm 1597, giết hại hàng chục ngàn tín hữu, đầu tiên là 26 vị tử đạo ở Nagasaki, trong đó có thánh Phaolô Miki, tất cả những người bị nghi là môn đệ của Đức Kitô, đều bị buộc phải bước qua ảnh Thánh giá hay ảnh Đức Mẹ nhằm thử thách sự vững tin của họ. Những kiểu tra tấn thì rất tinh vi, đáng sợ, nhưng rất nhiều người vẫn có khả năng trung thành và đổ máu vì Chúa của mình nhờ gắn bó với Mẹ Maria.
Ngày nay, tại nhiều đền thánh và bảo tàng viện, vẫn còn đó những chứng tích cảm động về sự bất khuất hay yếu đuối của những tín hữu đang cận kề cái chết đau đớn. Những độc giả của tiểu thuyết ‘Sự Im Lặng’ (1966) của Shusaku Endo cùng bộ phim điện ảnh chuyển thể của Masahiro Shinoda và Martin Scorsese, hẳn đã thấy những cảnh được tái dựng một cách tuyệt vời về những dằn vặt tinh thần và thể xác của những người Công giáo – linh mục và giáo dân – bị kẹt trong cơn bách hại, dẫn đến việc đóng cửa hoàn toàn nước Nhật trong 250 năm.
Những Kitô hữu ‘ẩn trốn’ sống lay lắt như vậy, cô độc, không hàng giáo phẩm, không bí tích ngoài bí tích rửa tội mà họ cử hành cho con cái mình, hàng thế kỷ cách ly khỏi thế giới bên ngoài. Lúc đó họ giấu ảnh của Đức Mẹ dưới hình thức một nữ thần ngoại giáo, truyền tai nhau vài câu kinh, trong đó có kinh Kính Mừng, truyền dạy cho thế hệ kế tiếp rằng một ngày nào đó, có thể các linh mục sẽ quay lại và họ sẽ được nhìn nhận, đặc biệt nhờ tình yêu họ dành cho Đức Mẹ Chúa Trời.
Năm tháng trôi qua và các Kitô hữu ‘ẩn trốn’ đó đã sống sót được bằng cách tập hợp nhau trên vài hòn đảo ở phía tây Kyushu, sống theo lịch phụng vụ mà các linh mục truyền gíao để lại cho họ.
Năm 1853, Nhật chấm dứt lệnh bế quan tỏa cảng khi các hoàng đế có lại toàn quyền và thủ đô được dời từ Kyoto về Tokyo.
Hội Truyền giáo hải ngoại Paris gởi đi những linh mục đầu tiên, trong đó có Đức Giám mục Bernard Petitjean; ngài đã xây dựng thánh đường Các Vị Tử Đạo ở Nagasaki, đền thờ Oura trên đồi Urakami.
Năm 1865, một năm sau công trình xây cất ấy, vị truyền giáo này kinh ngạc khi tiếp đón một số ‘Kitô hữu ẩn trốn’ nói trên, là những nông dân ở quanh vùng; họ thận trọng đến xem thử những linh mục ngoại quốc này có phải thật là Công giáo không. Họ yêu cầu được xem tượng Đức Trinh Nữ và nhận ra đúng là Đức Bà mà họ hằng không ngừng tôn kính. Như vậy Đức Bà đã khai trương cách ngoạn mục công cuộc loan truyền Tin Mừng lần thứ hai ở nước Nhật, đầy chông gai với những cuộc bách hại mới.
Sử thi Mẹ Maria ở Nagasaki
Năm 1930, một tu sĩ dòng Phan Sinh viện tu từ xứ Ba Lan xa xôi đã đến đây cùng với 4 huynh đệ, đó là cha Maximiliano Maria Kolbe.
Năm 1917, lúc đang ở Rôma, cha Kolbe đã thành lập Đạo Binh của Mẹ Vô Nhiễm, một phong trào cầu nguyện và truyền giáo của Đức Mẹ.
Ở Ba Lan, tại Niepokalanov, ngài thành lập một “Thành phố của Mẹ Vô Nhiễm” nơi ngài điều hành một cộng đoàn tu sĩ lớn nhất thế giới: 800 thầy dòng.
Tuy nhiên, ngài còn quyết định lan rộng công cuộc này, chọn Nhật Bản để thực hiện và đưa gia đình Phan Sinh viện tu vào, một cộng đoàn mà ngài gắn bó.
Ngài mua một miếng đất nằm hơi xa thành phố, địa thế không tốt trước sự ngạc nhiên của mọi người, để thành lập một Thành phố Mẹ Vô Nhiễm nho nhỏ, một nơi để sống chiêm niệm. Sự chọn lựa này tỏ ra chí lý và hợp ý Chúa vì tu viện sẽ không suy suyển khi bom nguyên tử thả xuống Nagasaki.
Vì đã bị bệnh lao, ngài được một bác sĩ người Nhật chăm sóc – là người sau năm 1945 đã trở nên nổi tiếng thế giới: bác sĩ Takashi Nagai.
Chỉ một tháng sau khi đến Nhật, ngài đã cho xuất bản số đầu tiên của tạp chí Hiệp Sĩ của Mẹ Vô Nhiễm, bằng tiếng Nhật.
Vị tu sĩ ngoại lệ này, người đã hy sinh đời mình ở trại tập trung Auschwitz để cứu một người tù khác, đã chết vì đói khát trong một boong ke, hôm trước lễ Đức Mẹ Hồn Xác lên Trời, ngày 14-8-1941. Người đầy tớ này của Mẹ Vô Nhiễm đã tận hiến cách hoàn hảo.
Sử thi Đức Maria ở Nagasaki không chỉ dừng lại ở năm 1936 khi cha Kolbe trở lại Ba Lan. Vào ngày 9-8-1945, lúc 11g02, khi các tín hữu Công giáo ở đây đang chuẩn bị lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời, chủ yếu bằng việc xưng tội, thì quả bom nguyên tử nổ ngay bên trên khu vực Kitô giáo, cách Nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Vô Nhiễm vài bước chân. Tám ngàn giáo dân của họ đạo này đã chết tại chỗ, không kể vô số người bị bỏng và bị nhiễm xạ sẽ chết trong những năm kế tiếp.
Vợ của bác sĩ Nagai cũng mất trong đám cháy. Bản thân ông thì bị thương và bị nhiễm phóng xạ, qua đời năm 1951 vì bệnh ung thư máu, nhưng đã dùng những năm còn sống để diễn thuyết về hòa bình.
Trở thành người Công giáo từ khi gặp cha Kolbe, ông rút tỉa được bài học thiêng liêng từ thảm họa; khi lên tiếng trong thánh lễ Cầu Hồn, được cử hành trước tàn tích ngôi Nhà thờ chính tòa ngày 23-11-1945, ông đã so sánh những nạn nhân như của lễ hiến tế để ghìm bớt chiến tranh.
Cuốn sách ông viết, Những Quả Chuông Nagasaki, được dịch ra nhiều thứ tiếng, là chứng tá cho đức tin, niềm hy vọng và lòng bác ái. Người ta rất cảm động khi nhìn thấy tượng Đức Mẹ rất thánh đặt ở chỗ danh dự trong “căn phòng ẩn sĩ” nhỏ xíu, nơi ông sống liệt giường suốt 5 năm. Ông trút hơi thở cuối cùng ngay ngày đầu tiên của tháng Đức Mẹ.
Đức Trinh Nữ luôn chiến thắng
Rất nhiều câu chuyện nho nhỏ khác có thể được thêm vào sau những câu chuyện hạt giống đầu tiên này vì chuỗi tràng hạt sống ở Nagasaki không thể đứt đoạn và sẽ tiếp tục sinh hoa kết trái.
Khi đứng trước những tàn tích năm 1945, một khán giả nguội lạnh hay không có đức tin có thể chiêm nghiệm những lời này trong sách Khải Huyền (Ap 18, 18-19):
Họ la lớn khi nhìn thấy khói từ trận hỏa hoạn. Họ nói: “Thành phố nào có thể sánh bằng thành phố lớn này?” Vừa phủ tro bụi lên đầu, vừa khóc trong nước mắt tang tóc, họ nói: “Khốn thay! khốn thay! Thành phố lớn này, đã từng làm giàu cho tất cả những ai có tàu ngoài biển: trong một giờ, nó đã bị tàn phá!”
Nhưng Đức Nữ Đồng Trinh rất thánh, Đấng vô nhiễm nguyên tội, Hồn Xác lên Trời, sẽ luôn chiến thắng và sẽ đưa lên thiên đường cùng Bà toàn bộ những người tử đạo và các tín hữu, trước mũi mọi quỷ ma.
Lễ Mông Triệu là một lễ kính quan trọng ở Pháp, vì nước Pháp đã từng được dâng hiến cho Đức Mẹ Hồn Xác lên Trời; tín điều Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời đã mang lại muôn ơn lành cho khắp thế giới, điều này diễn ra ngay cả trước khi được giáo quyền công bố.
Toàn bộ các tín điều về Đức Mẹ và sự sùng kính dành cho Mẹ Thiên Chúa đã đóng góp rất lớn cho việc loan báo Tin Mừng và lòng trung thành với đức tin, đặc biệt trong những giai đoạn bị bách hại.
Một ví dụ đặc biệt đáng nói trong muôn vàn ví dụ, đó là sự xuất hiện, hình thành, phát triển và thử thách của đức tin Công giáo ở đế chế Mặt Trời Mọc.
Ảnh Đức Mẹ ẵm Chúa Hài Đồng
Khi Thánh Phanxicô Xaviê lên thuyền đi từ Malacca đến Nhật Bản cùng với cha Cosme de Torrès và thầy dòng Jean Fernandez, cùng Yagiro – một thương nhân Nhật được ngài giúp trở lại Kitô giáo với tên thánh là Phaolô, ngài đã phải trải qua trận chiến nội tâm với ma quỷ, cụ thể là ngài đã cần phải suy niệm nhiều về ‘Hai Ngọn Cờ’ trong chương trình Linh Thao.
Những thử thách và thảm kịch không hề thiếu trên đường đi, và việc ngài đến được Nhật Bản vào ngày 15-8-1549, được xem như đặc biệt nhờ ơn Chúa quan phòng, đúng 15 năm sau ngày các tu sĩ đồng hành với thánh Inhaxiô Loyola tuyên khấn ở Paris, tại Montmartre nơi thánh Denis tử đạo.
Vừa cập bến ở Kagoshima, ngài bắt tay ngay vào việc giảng đạo, giúp cho nhiều người trở lại đạo và lãnh các bí tích. Ngài chỉ ở quần đảo này hơn hai năm một chút – vì ngài mau chóng hiểu rằng phải loan báo Tin Mừng ở Trung Hoa trước khi đưa nước Nhật về với Chúa -, tuy vậy ngài vẫn để lại đàng sau những cộng đoàn có đức tin rạng ngời.
Được phong làm Sứ thần Tòa Thánh ở các xứ Ấn Độ, một trong những động thái đầu tiên của ngài là gặp gỡ Takahisa Shimazu, lãnh chúa ở vùng đó.
Anjiro, người thông dịch (cuối đời lại trở thành hải tặc!) – có đem theo ảnh Đức Mẹ ẵm Chúa Hài đồng gây ấn tượng mạnh với ông hoàng và người thân của ông đến độ ông tôn sùng ảnh và cho phép thần dân của mình tự do chọn lựa theo đức tin Công giáo. Mẹ ông hoàng còn xin thêm một bức ảnh Đức Mẹ. Như vậy rõ ràng Đức Mẹ đã mở cửa nước Nhật đón ánh sáng chân lý.
Những Kitô hữu ‘ẩn trốn’
Khi những vụ bách hại khủng khiếp bắt đầu vào năm 1597, giết hại hàng chục ngàn tín hữu, đầu tiên là 26 vị tử đạo ở Nagasaki, trong đó có thánh Phaolô Miki, tất cả những người bị nghi là môn đệ của Đức Kitô, đều bị buộc phải bước qua ảnh Thánh giá hay ảnh Đức Mẹ nhằm thử thách sự vững tin của họ. Những kiểu tra tấn thì rất tinh vi, đáng sợ, nhưng rất nhiều người vẫn có khả năng trung thành và đổ máu vì Chúa của mình nhờ gắn bó với Mẹ Maria.
Ngày nay, tại nhiều đền thánh và bảo tàng viện, vẫn còn đó những chứng tích cảm động về sự bất khuất hay yếu đuối của những tín hữu đang cận kề cái chết đau đớn. Những độc giả của tiểu thuyết ‘Sự Im Lặng’ (1966) của Shusaku Endo cùng bộ phim điện ảnh chuyển thể của Masahiro Shinoda và Martin Scorsese, hẳn đã thấy những cảnh được tái dựng một cách tuyệt vời về những dằn vặt tinh thần và thể xác của những người Công giáo – linh mục và giáo dân – bị kẹt trong cơn bách hại, dẫn đến việc đóng cửa hoàn toàn nước Nhật trong 250 năm.
Những Kitô hữu ‘ẩn trốn’ sống lay lắt như vậy, cô độc, không hàng giáo phẩm, không bí tích ngoài bí tích rửa tội mà họ cử hành cho con cái mình, hàng thế kỷ cách ly khỏi thế giới bên ngoài. Lúc đó họ giấu ảnh của Đức Mẹ dưới hình thức một nữ thần ngoại giáo, truyền tai nhau vài câu kinh, trong đó có kinh Kính Mừng, truyền dạy cho thế hệ kế tiếp rằng một ngày nào đó, có thể các linh mục sẽ quay lại và họ sẽ được nhìn nhận, đặc biệt nhờ tình yêu họ dành cho Đức Mẹ Chúa Trời.
Năm tháng trôi qua và các Kitô hữu ‘ẩn trốn’ đó đã sống sót được bằng cách tập hợp nhau trên vài hòn đảo ở phía tây Kyushu, sống theo lịch phụng vụ mà các linh mục truyền gíao để lại cho họ.
Năm 1853, Nhật chấm dứt lệnh bế quan tỏa cảng khi các hoàng đế có lại toàn quyền và thủ đô được dời từ Kyoto về Tokyo.
Hội Truyền giáo hải ngoại Paris gởi đi những linh mục đầu tiên, trong đó có Đức Giám mục Bernard Petitjean; ngài đã xây dựng thánh đường Các Vị Tử Đạo ở Nagasaki, đền thờ Oura trên đồi Urakami.
Năm 1865, một năm sau công trình xây cất ấy, vị truyền giáo này kinh ngạc khi tiếp đón một số ‘Kitô hữu ẩn trốn’ nói trên, là những nông dân ở quanh vùng; họ thận trọng đến xem thử những linh mục ngoại quốc này có phải thật là Công giáo không. Họ yêu cầu được xem tượng Đức Trinh Nữ và nhận ra đúng là Đức Bà mà họ hằng không ngừng tôn kính. Như vậy Đức Bà đã khai trương cách ngoạn mục công cuộc loan truyền Tin Mừng lần thứ hai ở nước Nhật, đầy chông gai với những cuộc bách hại mới.
Sử thi Mẹ Maria ở Nagasaki
Năm 1930, một tu sĩ dòng Phan Sinh viện tu từ xứ Ba Lan xa xôi đã đến đây cùng với 4 huynh đệ, đó là cha Maximiliano Maria Kolbe.
Năm 1917, lúc đang ở Rôma, cha Kolbe đã thành lập Đạo Binh của Mẹ Vô Nhiễm, một phong trào cầu nguyện và truyền giáo của Đức Mẹ.
Ở Ba Lan, tại Niepokalanov, ngài thành lập một “Thành phố của Mẹ Vô Nhiễm” nơi ngài điều hành một cộng đoàn tu sĩ lớn nhất thế giới: 800 thầy dòng.
Tuy nhiên, ngài còn quyết định lan rộng công cuộc này, chọn Nhật Bản để thực hiện và đưa gia đình Phan Sinh viện tu vào, một cộng đoàn mà ngài gắn bó.
Ngài mua một miếng đất nằm hơi xa thành phố, địa thế không tốt trước sự ngạc nhiên của mọi người, để thành lập một Thành phố Mẹ Vô Nhiễm nho nhỏ, một nơi để sống chiêm niệm. Sự chọn lựa này tỏ ra chí lý và hợp ý Chúa vì tu viện sẽ không suy suyển khi bom nguyên tử thả xuống Nagasaki.
Vì đã bị bệnh lao, ngài được một bác sĩ người Nhật chăm sóc – là người sau năm 1945 đã trở nên nổi tiếng thế giới: bác sĩ Takashi Nagai.
Chỉ một tháng sau khi đến Nhật, ngài đã cho xuất bản số đầu tiên của tạp chí Hiệp Sĩ của Mẹ Vô Nhiễm, bằng tiếng Nhật.
Vị tu sĩ ngoại lệ này, người đã hy sinh đời mình ở trại tập trung Auschwitz để cứu một người tù khác, đã chết vì đói khát trong một boong ke, hôm trước lễ Đức Mẹ Hồn Xác lên Trời, ngày 14-8-1941. Người đầy tớ này của Mẹ Vô Nhiễm đã tận hiến cách hoàn hảo.
Sử thi Đức Maria ở Nagasaki không chỉ dừng lại ở năm 1936 khi cha Kolbe trở lại Ba Lan. Vào ngày 9-8-1945, lúc 11g02, khi các tín hữu Công giáo ở đây đang chuẩn bị lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời, chủ yếu bằng việc xưng tội, thì quả bom nguyên tử nổ ngay bên trên khu vực Kitô giáo, cách Nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Vô Nhiễm vài bước chân. Tám ngàn giáo dân của họ đạo này đã chết tại chỗ, không kể vô số người bị bỏng và bị nhiễm xạ sẽ chết trong những năm kế tiếp.
Vợ của bác sĩ Nagai cũng mất trong đám cháy. Bản thân ông thì bị thương và bị nhiễm phóng xạ, qua đời năm 1951 vì bệnh ung thư máu, nhưng đã dùng những năm còn sống để diễn thuyết về hòa bình.
Trở thành người Công giáo từ khi gặp cha Kolbe, ông rút tỉa được bài học thiêng liêng từ thảm họa; khi lên tiếng trong thánh lễ Cầu Hồn, được cử hành trước tàn tích ngôi Nhà thờ chính tòa ngày 23-11-1945, ông đã so sánh những nạn nhân như của lễ hiến tế để ghìm bớt chiến tranh.
Cuốn sách ông viết, Những Quả Chuông Nagasaki, được dịch ra nhiều thứ tiếng, là chứng tá cho đức tin, niềm hy vọng và lòng bác ái. Người ta rất cảm động khi nhìn thấy tượng Đức Mẹ rất thánh đặt ở chỗ danh dự trong “căn phòng ẩn sĩ” nhỏ xíu, nơi ông sống liệt giường suốt 5 năm. Ông trút hơi thở cuối cùng ngay ngày đầu tiên của tháng Đức Mẹ.
Đức Trinh Nữ luôn chiến thắng
Rất nhiều câu chuyện nho nhỏ khác có thể được thêm vào sau những câu chuyện hạt giống đầu tiên này vì chuỗi tràng hạt sống ở Nagasaki không thể đứt đoạn và sẽ tiếp tục sinh hoa kết trái.
Khi đứng trước những tàn tích năm 1945, một khán giả nguội lạnh hay không có đức tin có thể chiêm nghiệm những lời này trong sách Khải Huyền (Ap 18, 18-19):
Họ la lớn khi nhìn thấy khói từ trận hỏa hoạn. Họ nói: “Thành phố nào có thể sánh bằng thành phố lớn này?” Vừa phủ tro bụi lên đầu, vừa khóc trong nước mắt tang tóc, họ nói: “Khốn thay! khốn thay! Thành phố lớn này, đã từng làm giàu cho tất cả những ai có tàu ngoài biển: trong một giờ, nó đã bị tàn phá!”
Nhưng Đức Nữ Đồng Trinh rất thánh, Đấng vô nhiễm nguyên tội, Hồn Xác lên Trời, sẽ luôn chiến thắng và sẽ đưa lên thiên đường cùng Bà toàn bộ những người tử đạo và các tín hữu, trước mũi mọi quỷ ma.