Thùy Trang, DH
Hỏi: Con không hiểu sao có đôi lúc trong tâm trí con lại có những ý tưởng không tin vào Thiên Chúa. Có khi con nghĩ Thiên Chúa chẳng tồn tại, đó chỉ là sản phẩm của con người. Nhiều lần như vậy, nhưng con bối rối không biết có nên xưng những tội đó không?
Trả lời:
Cám ơn bạn đã rất thật lòng khi bộc lộ confession của bạn. Thật không dễ gì để tự thú rằng mình đang có vấn đề gì đó về đức tin!
Bạn đề cập đến ý nghĩ về sự tồn tại của Thiên Chúa và tâm trí không tin vào Thiên Chúa. Mình sẽ dựa vào hai điểm này để trả lời bạn nhé.
Ý nghĩ về sự tồn tại của Thiên Chúa
Xét về mặt con người, chúng ta bắt đầu tin nhờ nhận biết bằng lý trí. Tôi tiếp xúc, khám phá, hiểu và bắt đầu tin. Khi quan sát trật tự trời đất, sự kỳ diệu trong cấu trúc vĩ mô và vi mô, sự kỳ diệu nơi loài người… con người bắt đầu đặt một câu hỏi rất lớn về nguồn gốc và cùng đích của mọi sự mọi loài. Triết học đẩy con người suy tư tận cùng phận người và thấy rằng người ta không thể xây dựng một xã hội an thịnh, nếu không dựa trên một “vị thần” đủ khả năng bảo đảm cho họ về ý nghĩa sống. Kinh nghiệm đó kết tụ lại bằng niềm tin rằng có Ông Trời, có thưởng phạt.
Tuyên xưng niềm tin vào Thiên Chúa
Nối liền với dòng mặc khải [1] của Do thái giáo, Kitô giáo nhận biết một Thiên Chúa Duy nhất, Đấng Sáng tạo và yêu thương. Giáo hội Công giáo đã đúc kết niềm tin của mình trong Kinh Tin Kính các Tông Đồ; và được diễn giải trong Kinh Tin Kính công đồng Nicea-Constantinopoli. Các kinh này được gọi là tín biểu – Danh sách những điều phải tin.
Lý trí con người tìm được chỗ dựa để quy chiếu và để xác tín điều mình tin nơi các tín biểu. Tuy nhiên, những mầu nhiệm họ tuyên xưng thường vượt quá khả năng phân tích của lý trí con người. Do vậy, tin được những điều mình tuyên xưng là nhờ ơn Chúa ban. Về mặt con người, chúng ta cần tin cùng nhau. Đức tin của tập thể, của cha ông giúp nâng đỡ đức tin mỗi cá nhân.
Lung lay… để trưởng thành đức tin!
Tương tự với quá trình lớn lên về thể lý và trưởng thành tâm lý, đức tin cũng cần thời gian và sự huấn luyện để trưởng thành. Có nhiều mức độ sống đức tin. Đức tin trẻ con khi ta tuân giữ luật vì sợ, mặc cả, đổi trác với Chúa, sợ bị Chúa phạt. Đức tin thiếu niên khi ta tin vì những điều trong đạo phù hợp với logic, chú tâm vào kiến thức về Thiên Chúa. Đức tin trưởng thành khi ta hiểu và tin yêu Chúa, dám phó thác đời mình trong tay Ngài, gắn bó với Chúa. Đức tin này vượt trên kiến thức, nhưng lại không mù quáng. Nó là kết quả của một hành trình đi với Thiên Chúa ngang qua chính câu chuyện đời mình hơn là do học hành và nghiên cứu.
Tâm lý một người được trưởng thành khi cá nhân đó biết tự đánh giá các giá trị được truyền dạy, và tự nguyện sống theo. Đây gọi là quá trình nội tâm hóa các giá trị. Điều này thường được diễn ra trong tuổi teen. Tương tự với đức tin, sẽ có lúc nào đó bạn “đặt vấn đề” cho những điều bạn được dạy và những thực hành trong đạo. Bạn tự gợi lên nhiều điều liên quan đến niềm tin vào Chúa, và thấy mình hoài nghi nhiều điều.
Khủng hoảng đức tin lên tới đỉnh điểm và kéo dài là điều được các thánh gọi là “đêm tối đức tin”. Họ trung kiên giữ đức tin vào Thiên Chúa, dù cảm thấy Thiên Chúa “vắng bóng” và lý trí đang chống lại điều họ tin.
Đây là những cơ hội huấn luyện quan trọng để xác tín đức tin. Vậy sao lại có thể xem là một tội? Chúng cần thiết để giúp bạn chuyển đức tin cộng đồng thành đức tin cá nhân: Tôi tin.
Chối bỏ đức tin vào Thiên Chúa
Bội tín là khi một người biết Thiên Chúa và những điều Ngài dạy, với lý trí, ý chí và tự do, người đó tuyên bố chối bỏ đức tin vào Thiên Chúa cách công khai hoặc âm thầm. Đây là lúc “tâm trí” người đó hoàn toàn không tin yêu Thiên Chúa nữa, và cũng không còn tin vào Giáo hội. Một người trở nên lạc giáo khi chối bỏ tín điều đã được Giáo hội công bố. Gọi là ly giáo hay bội giáo khi một người rời bỏ Giáo hội Công giáo để thành lập một Giáo hội khác.
Bội tín, lạc giáo, bội giáo / ly giáo mới là tội. Khi họ sám hối trở về, họ sẽ tuyên xưng đức tin theo công thức[2] để giúp họ công khai tuyên xưng lại đức tin của mình.
Để kết…
Truyền thống Do Thái Giáo dạy chúng ta tiếp cận Thiên Chúa như một huyền nhiệm. Con người không thể “đặt tên” hay gọi tên Thiên Chúa như một đối tượng có thể nắm bắt và hiểu được. Tên của Ngài được viết bằng bốn phụ âm là YHWH [3]. Thú vị là danh xưng ấy, chữ ấy là tên cực trọng nên người Do Thái không được phép phát âm, nhưng bạn có thể tạo thành hơi hít vào và thở ra.
Vâng, Thiên Chúa là Đấng chúng ta không thể chiếm hữu, không thể nắm bắt, nhưng Ngài luôn sẵn có đó và bạn luôn có thể tiếp cận như không khí sẵn có trong bạn và ngoài bạn để nâng đỡ sự sống. Dù bạn có ý thức, có tin kính hay hững hờ, Ngài vẫn luôn có đó cho bạn. Cầu nguyện chiêm niệm sẽ giúp bạn xác tín vào một Thiên Chúa yêu thương, hơn là dùng lý trí con người để phân tích Ngài.
Nguyện chúc bạn được kết thân với Thiên Chúa sau những khủng hoảng đức tin của riêng mình.
(Trích Giải Đáp Thắc Mắc cho người trẻ Công giáo, Tập 5, Nxb Tôn Giáo, 05/2021
Bạn đề cập đến ý nghĩ về sự tồn tại của Thiên Chúa và tâm trí không tin vào Thiên Chúa. Mình sẽ dựa vào hai điểm này để trả lời bạn nhé.
Ý nghĩ về sự tồn tại của Thiên Chúa
Xét về mặt con người, chúng ta bắt đầu tin nhờ nhận biết bằng lý trí. Tôi tiếp xúc, khám phá, hiểu và bắt đầu tin. Khi quan sát trật tự trời đất, sự kỳ diệu trong cấu trúc vĩ mô và vi mô, sự kỳ diệu nơi loài người… con người bắt đầu đặt một câu hỏi rất lớn về nguồn gốc và cùng đích của mọi sự mọi loài. Triết học đẩy con người suy tư tận cùng phận người và thấy rằng người ta không thể xây dựng một xã hội an thịnh, nếu không dựa trên một “vị thần” đủ khả năng bảo đảm cho họ về ý nghĩa sống. Kinh nghiệm đó kết tụ lại bằng niềm tin rằng có Ông Trời, có thưởng phạt.
Tuyên xưng niềm tin vào Thiên Chúa
Nối liền với dòng mặc khải [1] của Do thái giáo, Kitô giáo nhận biết một Thiên Chúa Duy nhất, Đấng Sáng tạo và yêu thương. Giáo hội Công giáo đã đúc kết niềm tin của mình trong Kinh Tin Kính các Tông Đồ; và được diễn giải trong Kinh Tin Kính công đồng Nicea-Constantinopoli. Các kinh này được gọi là tín biểu – Danh sách những điều phải tin.
Lý trí con người tìm được chỗ dựa để quy chiếu và để xác tín điều mình tin nơi các tín biểu. Tuy nhiên, những mầu nhiệm họ tuyên xưng thường vượt quá khả năng phân tích của lý trí con người. Do vậy, tin được những điều mình tuyên xưng là nhờ ơn Chúa ban. Về mặt con người, chúng ta cần tin cùng nhau. Đức tin của tập thể, của cha ông giúp nâng đỡ đức tin mỗi cá nhân.
Lung lay… để trưởng thành đức tin!
Tương tự với quá trình lớn lên về thể lý và trưởng thành tâm lý, đức tin cũng cần thời gian và sự huấn luyện để trưởng thành. Có nhiều mức độ sống đức tin. Đức tin trẻ con khi ta tuân giữ luật vì sợ, mặc cả, đổi trác với Chúa, sợ bị Chúa phạt. Đức tin thiếu niên khi ta tin vì những điều trong đạo phù hợp với logic, chú tâm vào kiến thức về Thiên Chúa. Đức tin trưởng thành khi ta hiểu và tin yêu Chúa, dám phó thác đời mình trong tay Ngài, gắn bó với Chúa. Đức tin này vượt trên kiến thức, nhưng lại không mù quáng. Nó là kết quả của một hành trình đi với Thiên Chúa ngang qua chính câu chuyện đời mình hơn là do học hành và nghiên cứu.
Tâm lý một người được trưởng thành khi cá nhân đó biết tự đánh giá các giá trị được truyền dạy, và tự nguyện sống theo. Đây gọi là quá trình nội tâm hóa các giá trị. Điều này thường được diễn ra trong tuổi teen. Tương tự với đức tin, sẽ có lúc nào đó bạn “đặt vấn đề” cho những điều bạn được dạy và những thực hành trong đạo. Bạn tự gợi lên nhiều điều liên quan đến niềm tin vào Chúa, và thấy mình hoài nghi nhiều điều.
Khủng hoảng đức tin lên tới đỉnh điểm và kéo dài là điều được các thánh gọi là “đêm tối đức tin”. Họ trung kiên giữ đức tin vào Thiên Chúa, dù cảm thấy Thiên Chúa “vắng bóng” và lý trí đang chống lại điều họ tin.
Đây là những cơ hội huấn luyện quan trọng để xác tín đức tin. Vậy sao lại có thể xem là một tội? Chúng cần thiết để giúp bạn chuyển đức tin cộng đồng thành đức tin cá nhân: Tôi tin.
Chối bỏ đức tin vào Thiên Chúa
Bội tín là khi một người biết Thiên Chúa và những điều Ngài dạy, với lý trí, ý chí và tự do, người đó tuyên bố chối bỏ đức tin vào Thiên Chúa cách công khai hoặc âm thầm. Đây là lúc “tâm trí” người đó hoàn toàn không tin yêu Thiên Chúa nữa, và cũng không còn tin vào Giáo hội. Một người trở nên lạc giáo khi chối bỏ tín điều đã được Giáo hội công bố. Gọi là ly giáo hay bội giáo khi một người rời bỏ Giáo hội Công giáo để thành lập một Giáo hội khác.
Bội tín, lạc giáo, bội giáo / ly giáo mới là tội. Khi họ sám hối trở về, họ sẽ tuyên xưng đức tin theo công thức[2] để giúp họ công khai tuyên xưng lại đức tin của mình.
Để kết…
Truyền thống Do Thái Giáo dạy chúng ta tiếp cận Thiên Chúa như một huyền nhiệm. Con người không thể “đặt tên” hay gọi tên Thiên Chúa như một đối tượng có thể nắm bắt và hiểu được. Tên của Ngài được viết bằng bốn phụ âm là YHWH [3]. Thú vị là danh xưng ấy, chữ ấy là tên cực trọng nên người Do Thái không được phép phát âm, nhưng bạn có thể tạo thành hơi hít vào và thở ra.
Vâng, Thiên Chúa là Đấng chúng ta không thể chiếm hữu, không thể nắm bắt, nhưng Ngài luôn sẵn có đó và bạn luôn có thể tiếp cận như không khí sẵn có trong bạn và ngoài bạn để nâng đỡ sự sống. Dù bạn có ý thức, có tin kính hay hững hờ, Ngài vẫn luôn có đó cho bạn. Cầu nguyện chiêm niệm sẽ giúp bạn xác tín vào một Thiên Chúa yêu thương, hơn là dùng lý trí con người để phân tích Ngài.
Nguyện chúc bạn được kết thân với Thiên Chúa sau những khủng hoảng đức tin của riêng mình.
(Trích Giải Đáp Thắc Mắc cho người trẻ Công giáo, Tập 5, Nxb Tôn Giáo, 05/2021
WHĐ (17.07.2023)
[1] Chính Thiên Chúa tỏ lộ cho con người được biết
[2] Tôi, …, với đức tin kiên vững, tôi tin và tuyên xưng tất cả và từng chân lý trong Kinh Tin Kính. Tôi cũng tin vững vàng mọi chân lý trong Lời Thiên Chúa được viết ra hay truyền đạt, mà Giáo hội, bằng phán quyết long trọng hoặc bằng giáo huấn thông thường và phổ quát, dạy phải tin như là do Thiên Chúa mạc khải.
Tôi cũng chấp nhận và tuân giữ vững chắc mọi điều và từng điều liên quan đến giáo lý về đức tin và luân lý mà Giáo hội đã xác quyết. Hơn nữa, với lòng vâng phục tôn kính của ý chí và trí khôn, tôi trung thành với những giáo huấn do Ðức Giáo Hoàng hoặc Giám Mục Ðoàn trình bày, khi các ngài thi hành huấn quyền chính thức, cho dù không có ý công bố những giáo huấn ấy bằng một hành vi xác định.
Tôi cũng chấp nhận và tuân giữ vững chắc mọi điều và từng điều liên quan đến giáo lý về đức tin và luân lý mà Giáo hội đã xác quyết. Hơn nữa, với lòng vâng phục tôn kính của ý chí và trí khôn, tôi trung thành với những giáo huấn do Ðức Giáo Hoàng hoặc Giám Mục Ðoàn trình bày, khi các ngài thi hành huấn quyền chính thức, cho dù không có ý công bố những giáo huấn ấy bằng một hành vi xác định.
[3] Người Do Thái dùng từ khác để gọi tên của Đức Chúa: Adonai, nghĩa là “Chúa tôi”