Thánh Simon
Thánh Simon được tất cả bốn Phúc Âm nhắc đến. Trong hai Phúc Âm, ngài được gọi là “người Nhiệt Thành” (Zealot). Người cũng được gọi là “người Cananeen”. Người được nêu danh trong bản 12 Tông Đồ, nhưng Phúc Âm không nói gì về người.
Phái Zealot là một nhánh Do Thái Giáo đại diện cho chủ nghĩa dân tộc Do Thái. Ðối với họ, lời hứa cứu tinh trong Cựu Ước có nghĩa là người Do Thái sẽ được tự do và có được một quốc gia độc lập. Chỉ có Thiên Chúa là vua của họ, nên việc nộp thuế cho người La Mã – là người đang đô hộ – được coi là xúc phạm đến Thiên Chúa.
Chắc chắn rằng một số người Zealot là miêu duệ tinh thần của người Maccabee, muốn tiếp tục lý tưởng tôn giáo và tranh đấu cho độc lập. Nhưng nhiều người trong nhóm họ cũng giống như quân khủng bố ngày nay. Họ lùng bắt để giết những người ngoại quốc và người Do Thái “cộng tác với địch.” Họ là những người chủ chốt trong vụ nổi loạn chống La Mã và kết thúc bằng việc tiêu hủy Thành Giêrusalem vào năm 70.
Theo tương truyền đáng tin cậy cho biết người tử đạo tại Ba Tư (Persia) cùng lúc với Thánh Giuđa tông đồ. Cả hai cùng được mừng kính chung một ngày. Có tương truyền khác cho biết người giảng đạo ở xứ Mesopotamia và chết vì đạo tại đó.
Phái Zealot là một nhánh Do Thái Giáo đại diện cho chủ nghĩa dân tộc Do Thái. Ðối với họ, lời hứa cứu tinh trong Cựu Ước có nghĩa là người Do Thái sẽ được tự do và có được một quốc gia độc lập. Chỉ có Thiên Chúa là vua của họ, nên việc nộp thuế cho người La Mã – là người đang đô hộ – được coi là xúc phạm đến Thiên Chúa.
Chắc chắn rằng một số người Zealot là miêu duệ tinh thần của người Maccabee, muốn tiếp tục lý tưởng tôn giáo và tranh đấu cho độc lập. Nhưng nhiều người trong nhóm họ cũng giống như quân khủng bố ngày nay. Họ lùng bắt để giết những người ngoại quốc và người Do Thái “cộng tác với địch.” Họ là những người chủ chốt trong vụ nổi loạn chống La Mã và kết thúc bằng việc tiêu hủy Thành Giêrusalem vào năm 70.
Theo tương truyền đáng tin cậy cho biết người tử đạo tại Ba Tư (Persia) cùng lúc với Thánh Giuđa tông đồ. Cả hai cùng được mừng kính chung một ngày. Có tương truyền khác cho biết người giảng đạo ở xứ Mesopotamia và chết vì đạo tại đó.
Thánh Giuđa
Thánh Giuđa là một nhân vật trong Phúc Âm theo Thánh Luca, cũng như trong Công Vụ Tông Ðồ. Thánh Mátthêu và Thánh Máccô gọi ngài là Thaddeus (Ta-đê-ô). Ngoài ra ngài không được nhắc đến ở chỗ nào khác trong các Phúc Âm, ngoại trừ, khi kể tên các tông đồ. Các học giả cho rằng ngài không phải là tác giả của các thư Thánh Giuđa. Thực ra, Giuđa cùng tên với Judas Iscariot. Do đó, vì sự bất xứng của tên Judas, nên người ta đã gọi tắt là “Giuđa”.
Người là một trong nhóm mười hai. Thaddeus đã hỏi Chúa Giêsu sau ngày phục sinh: “Vì sao Thầy tỏ cho chúng tôi và không cho thế gian?” Và Chúa trả lời cho ông rằng Ngài tỏ mình qua những ai yêu mến Ngài. Ngoài ra chúng ta không biết gì thêm về vị Tông Đồ ấy. Tương truyền sau đó cho biết người giảng đạo ở xứ Mesopotamia và đã chết vì đạo tại đó. Thánh tích của người hiện ở đền thờ Thánh Phêrô – Rome, Rheims và Toulouse nước Pháp.
Người ta tôn kính Thánh Giuđa như quan thầy “những hoàn cảnh thất vọng” Có lẽ vì thấy người ít được nhắc đến và tên người trùng hợp với Giuđa, người phản bội. Trong kinh kính người có câu: “Lạy thánh tông đồ Giuđa Taddeo được cầu khẩn như vị trạng sư của những hoàn cảnh đau thương, gần như thất vọng, xin nghe lời những kẻ đang gặp khó khăn…”
Có tương truyền khác cho rằng người chịu tử đạo cùng lúc với thánh Simon Tông Đồ tại Persia (Ba Tư). Cả hai cùng được mừng lễ kính chung trong một ngày.
Lời Bàn
Như mọi trường hợp các thánh tông đồ, ngoại trừ Thánh Phêrô, Gioan và Giacôbê, chúng ta đang đối diện với những người thực sự vô danh, và chúng ta bàng hoàng trước sự kiện là sự thánh thiện của họ hoàn toàn nhờ vào ơn ích của Ðức Kitô. Ngài chọn một số người mà chúng ta không bao giờ nghĩ đến: một đoàn viên Zealot, một chuyên viên thu thuế, một ngư dân nóng tính, hai “người con của sấm sét” và một Judas Iscariot.
Ðó là sự nhắc nhở cho chúng ta biết, không phải ai cũng được chọn. Sự thánh thiện không lệ thuộc ở công trạng, văn hóa, cá tính, sự cố gắng hay thành đạt của loài người. Nó hoàn toàn là ơn sủng của Thiên Chúa.
Thiên Chúa không cần đến nhóm Zealot để giúp Nước Trời ngự đến bằng bạo lực. Thánh Giuđa, cũng như các thánh khác, là vị thánh không có khả năng: Chỉ có Thiên Chúa mới tạo được đời sống thánh thiêng trong con người. Và Chúa muốn như vậy, nơi tất cả mọi người chúng ta.
Lời Trích
“Cũng như Ðức Kitô được sai đến bởi Thiên Chúa Cha, thì Ngài cũng sai các tông đồ, được đầy tràn Chúa Thánh Thần, để rao giảng cho mọi tạo vật (xem Máccô 16:15), để họ loan truyền rằng Con Thiên Chúa, qua sự chết và sự sống lại, đã giải thoát chúng ta khỏi quyền lực của Satan (xem CVTÐ 26:18), và khỏi sự chết, và đưa chúng ta vào vương quốc của Thiên Chúa Cha ” (Hiến Chương về Phụng Vụ, 6).Nguồn: dongten.net
Người là một trong nhóm mười hai. Thaddeus đã hỏi Chúa Giêsu sau ngày phục sinh: “Vì sao Thầy tỏ cho chúng tôi và không cho thế gian?” Và Chúa trả lời cho ông rằng Ngài tỏ mình qua những ai yêu mến Ngài. Ngoài ra chúng ta không biết gì thêm về vị Tông Đồ ấy. Tương truyền sau đó cho biết người giảng đạo ở xứ Mesopotamia và đã chết vì đạo tại đó. Thánh tích của người hiện ở đền thờ Thánh Phêrô – Rome, Rheims và Toulouse nước Pháp.
Người ta tôn kính Thánh Giuđa như quan thầy “những hoàn cảnh thất vọng” Có lẽ vì thấy người ít được nhắc đến và tên người trùng hợp với Giuđa, người phản bội. Trong kinh kính người có câu: “Lạy thánh tông đồ Giuđa Taddeo được cầu khẩn như vị trạng sư của những hoàn cảnh đau thương, gần như thất vọng, xin nghe lời những kẻ đang gặp khó khăn…”
Có tương truyền khác cho rằng người chịu tử đạo cùng lúc với thánh Simon Tông Đồ tại Persia (Ba Tư). Cả hai cùng được mừng lễ kính chung trong một ngày.
Lời Bàn
Như mọi trường hợp các thánh tông đồ, ngoại trừ Thánh Phêrô, Gioan và Giacôbê, chúng ta đang đối diện với những người thực sự vô danh, và chúng ta bàng hoàng trước sự kiện là sự thánh thiện của họ hoàn toàn nhờ vào ơn ích của Ðức Kitô. Ngài chọn một số người mà chúng ta không bao giờ nghĩ đến: một đoàn viên Zealot, một chuyên viên thu thuế, một ngư dân nóng tính, hai “người con của sấm sét” và một Judas Iscariot.
Ðó là sự nhắc nhở cho chúng ta biết, không phải ai cũng được chọn. Sự thánh thiện không lệ thuộc ở công trạng, văn hóa, cá tính, sự cố gắng hay thành đạt của loài người. Nó hoàn toàn là ơn sủng của Thiên Chúa.
Thiên Chúa không cần đến nhóm Zealot để giúp Nước Trời ngự đến bằng bạo lực. Thánh Giuđa, cũng như các thánh khác, là vị thánh không có khả năng: Chỉ có Thiên Chúa mới tạo được đời sống thánh thiêng trong con người. Và Chúa muốn như vậy, nơi tất cả mọi người chúng ta.
Lời Trích
“Cũng như Ðức Kitô được sai đến bởi Thiên Chúa Cha, thì Ngài cũng sai các tông đồ, được đầy tràn Chúa Thánh Thần, để rao giảng cho mọi tạo vật (xem Máccô 16:15), để họ loan truyền rằng Con Thiên Chúa, qua sự chết và sự sống lại, đã giải thoát chúng ta khỏi quyền lực của Satan (xem CVTÐ 26:18), và khỏi sự chết, và đưa chúng ta vào vương quốc của Thiên Chúa Cha ” (Hiến Chương về Phụng Vụ, 6).Nguồn: dongten.net