Jacomo, hoặc James (Giacôbê), sinh trong một gia đình quyền quý thuộc dòng họ Benedetti ở thành phố Todi thuộc phía bắc nước Ý. Ông trở nên một luật sư thành công và kết hôn với một phụ nữ đạo đức, độ lượng tên là Vanna.
Người vợ trẻ của ông đã tự ý hy sinh hãm mình một cách kín đáo để đền bù cho những thói tục thế gian quá đáng của chồng. Một ngày kia, do sự nài nỉ của ông Jacomo, bà Vanna đã theo chồng đến tham dự một cuộc tranh giải thể thao. Chẳng may phần khán đài chỗ bà ngồi cùng với các phụ nữ quý tộc khác bị sâïp, và bà bị tử thương. Ðang rúng động trước cái chết thảm khốc của vợ, ông Jacomo lại còn bối rối hơn nữa khi biết cái giây lưng đền tội mà bà đeo trong mình là vì tội lỗi của ông. Ngay lúc ấy, ông thề thay đổi đời sống.
Ông chia bớt tài sản cho người nghèo và gia nhập dòng Ba Phanxicô. Vì ông luôn mặc áo nhặm để đền tội nên ông bị chế nhạo là điên khùng, và bị chúng bạn cũ gọi là Jacopone, hay tên “Giacôbê khùng”. Cái tên ấy đã gắn liền với cuộc đời ông.
Sau 10 năm chịu nhục nhã, ông xin được trở thành một tu sĩ Dòng Phanxicô. Vì sự nổi tiếng của ông, nên lúc đầu ông bị từ chối. Ông đã sáng tác một bài thơ thật hay về sự phù hoa của thế gian, và hành động ấy đã giúp ông được nhận vào Dòng năm 1278. Ông tiếp tục một cuộc đời kham khổ, hy sinh đền tội của một thầy dòng và từ chối không nhận chức linh mục. Trong khi đó ông vẫn tiếp tục sáng tác nhiều bài thánh ca bằng tiếng bản xứ.
Thầy Jacopone bỗng dưng trở nên nhà lãnh đạo của phong trào linh đạo đang gây nhiều xáo trộn trong dòng Phanxicô. Phong trào này được gọi là “Linh Ðạo”, muốn trở về lối sống nghèo hèn đích thực của Thánh Phanxicô. Họ được sự hậu thuẫn của hai đức hồng y và Ðức Giáo Hoàng Celestine V. Tuy nhiên, hai vị hồng y lại chống đối đấng kế vị Ðức Celestine, là Ðức Giáo Hoàng Boniface VIII. Vào lúc 68 tuổi, Thầy Jacopone bị phạt vạ tuyệt thông và bị cầm tù. Mặc dù thầy nhìn nhận lỗi lầm, nhưng không được tha mãi cho đến năm năm sau, khi Ðức Benedict XI lên ngôi giáo hoàng. Thầy Jacopone chấp nhận thời gian tù đầy như để đền tội. Thầy sống ba năm còn lại một cách thánh thiện, than khóc về lỗi lầm của mình. Trong thời gian này, thầy đã sáng tác bài thánh ca nổi tiếng bằng tiếng Latinh, bài Stabat Mater.
Vào Ðêm Giáng Sinh 1306, Thầy Jacopone cảm thấy đã đến lúc từ giã cõi đời. Lúc ấy thầy ở trong tu viện của Dòng Thánh Clara Nghèo Hèn với một người bạn, sau này là Chân Phước Gioan ở xứ La Verna. Noi gương Thánh Phanxicô, Thầy Jacopone đã chào đón “Chị Tử Thần” với một bài ca nổi tiếng của thầy. Người ta kể rằng khi thầy chấm dứt bài hát và trút hơi thở cuối cùng thì ở nhà thờ, vị linh mục cũng vừa cất bài Vinh Danh trong Thánh Lễ Ðêm Giáng Sinh. Từ lúc từ trần cho đến nay, Thầy Jacopone vẫn được tôn kính như một vị thánh.Nguồn: dongten.net
Người vợ trẻ của ông đã tự ý hy sinh hãm mình một cách kín đáo để đền bù cho những thói tục thế gian quá đáng của chồng. Một ngày kia, do sự nài nỉ của ông Jacomo, bà Vanna đã theo chồng đến tham dự một cuộc tranh giải thể thao. Chẳng may phần khán đài chỗ bà ngồi cùng với các phụ nữ quý tộc khác bị sâïp, và bà bị tử thương. Ðang rúng động trước cái chết thảm khốc của vợ, ông Jacomo lại còn bối rối hơn nữa khi biết cái giây lưng đền tội mà bà đeo trong mình là vì tội lỗi của ông. Ngay lúc ấy, ông thề thay đổi đời sống.
Ông chia bớt tài sản cho người nghèo và gia nhập dòng Ba Phanxicô. Vì ông luôn mặc áo nhặm để đền tội nên ông bị chế nhạo là điên khùng, và bị chúng bạn cũ gọi là Jacopone, hay tên “Giacôbê khùng”. Cái tên ấy đã gắn liền với cuộc đời ông.
Sau 10 năm chịu nhục nhã, ông xin được trở thành một tu sĩ Dòng Phanxicô. Vì sự nổi tiếng của ông, nên lúc đầu ông bị từ chối. Ông đã sáng tác một bài thơ thật hay về sự phù hoa của thế gian, và hành động ấy đã giúp ông được nhận vào Dòng năm 1278. Ông tiếp tục một cuộc đời kham khổ, hy sinh đền tội của một thầy dòng và từ chối không nhận chức linh mục. Trong khi đó ông vẫn tiếp tục sáng tác nhiều bài thánh ca bằng tiếng bản xứ.
Thầy Jacopone bỗng dưng trở nên nhà lãnh đạo của phong trào linh đạo đang gây nhiều xáo trộn trong dòng Phanxicô. Phong trào này được gọi là “Linh Ðạo”, muốn trở về lối sống nghèo hèn đích thực của Thánh Phanxicô. Họ được sự hậu thuẫn của hai đức hồng y và Ðức Giáo Hoàng Celestine V. Tuy nhiên, hai vị hồng y lại chống đối đấng kế vị Ðức Celestine, là Ðức Giáo Hoàng Boniface VIII. Vào lúc 68 tuổi, Thầy Jacopone bị phạt vạ tuyệt thông và bị cầm tù. Mặc dù thầy nhìn nhận lỗi lầm, nhưng không được tha mãi cho đến năm năm sau, khi Ðức Benedict XI lên ngôi giáo hoàng. Thầy Jacopone chấp nhận thời gian tù đầy như để đền tội. Thầy sống ba năm còn lại một cách thánh thiện, than khóc về lỗi lầm của mình. Trong thời gian này, thầy đã sáng tác bài thánh ca nổi tiếng bằng tiếng Latinh, bài Stabat Mater.
Vào Ðêm Giáng Sinh 1306, Thầy Jacopone cảm thấy đã đến lúc từ giã cõi đời. Lúc ấy thầy ở trong tu viện của Dòng Thánh Clara Nghèo Hèn với một người bạn, sau này là Chân Phước Gioan ở xứ La Verna. Noi gương Thánh Phanxicô, Thầy Jacopone đã chào đón “Chị Tử Thần” với một bài ca nổi tiếng của thầy. Người ta kể rằng khi thầy chấm dứt bài hát và trút hơi thở cuối cùng thì ở nhà thờ, vị linh mục cũng vừa cất bài Vinh Danh trong Thánh Lễ Ðêm Giáng Sinh. Từ lúc từ trần cho đến nay, Thầy Jacopone vẫn được tôn kính như một vị thánh.Nguồn: dongten.net