Sau một loạt các biện pháp dường như đã bảo đảm di sản của ngài, câu hỏi được đặt ra: di sản của Đức Phanxicô sẽ là gì? Triều giáo hoàng này sẽ để lại điều gì cho Giáo hội hoàn vũ? Câu hỏi không phải là không quan trọng vì nó liên quan đến tương lai của chính triều giáo hoàng. Tầm nhìn của Đức Phanxicô sẽ được tiếp tục? Tầm nhìn này sẽ được theo đuổi như thế nào? Và những gì sẽ là mới?
Tất cả những câu hỏi này đều phức tạp vì chúng gặp phải những khó khăn thực tế, cụ thể là khó khăn trong việc xác định triều giáo hoàng của Đức Phanxicô. Triều của ngài là triều của quá trình chuyển tiếp hay xây dựng? Và, nếu đó là một công trình xây dựng, ngài đã xây dựng cái gì?
Nói chung, triều của Đức Phanxicô được nói đến như một triều đổi mới xung lực đồng nghị của Giáo hội. Xét cho cùng, Đức Phanxicô đã đưa Giáo hội công giáo vào một hành trình đồng nghị, được gọi là hai thượng hội đồng bất thường và hai thượng hội đồng bình thường, và đang cử hành một thượng hội đồng kéo dài hai năm. Tuy nhiên, câu hỏi nên được đặt ra là tính đồng nghị có nghĩa là gì.
Từ ‘tính đồng nghị’ chưa bao giờ được dùng trong Công đồng Vatican II, cũng như từ tính tập thể, vì nó bị cho là không chính xác. Nếu tính đồng nghị được hiểu là cách để Giáo hội tiếp nhận các đề xuất từ các vùng ngoại vi và biến chúng thành của mình, thì tính đồng nghị này đã hiện diện trong đời sống của Giáo hội. Chẳng hạn, đây là điều đã xảy ra với các Hiệp hội Giáo hoàng Truyền giáo, được sinh ra từ giáo dân và trở thành hiệp hội giáo hoàng vì các giáo hoàng nhận ra giá trị của chúng. Ngược lại, nếu chúng ta hiểu tính đồng nghị là thảo luận cởi mở, thì đó là điều chúng ta đang trải qua với Đức Phanxicô.
Nhưng có khả năng là ngay cả cuộc thảo luận vẫn còn mở này cũng không công bằng với triều của Đức Phanxicô. Trong mười năm nay, Đức Phanxicô đã cai trị không giống bất kỳ giáo hoàng nào. Ngài đích thân đưa ra các quyết định, tăng và giảm các thay đổi khi ngài thấy phù hợp, sa thải hoặc cho về hưu nếu ngài thấy họ không còn làm việc tại Vatican nữa, thậm chí đã thay đổi thư ký ít nhất bốn lần, theo báo cáo gần đây, linh mục Gonzalo Aemilius, người Uruguay không còn làm thư ký cho ngài và về Montevideo.
Có thể nói, chủ đề trọng tâm triều giáo hoàng của ngài là về chính phủ, chứ không phải các thứ khác. Trong những năm qua, chính phủ đã chứng kiến những người trung thành rời đi và những người mới đến, với một người luôn ở trọng tâm: Đức Phanxicô.
Ngài thường nói, ngài muốn có một sự hoán cải tâm hồn, và những động thái và công nghị mới nhất của ngài dường như chứng tỏ ngài xem trọng việc chọn các giám mục, trước hết và quan trọng nhất. Vì thế ngài muốn não trạng mới này vẫn tồn tại trong Giáo hội, và nhiều vụ bổ nhiệm của ngài đã chứng minh điều này.
Ví dụ, ở Ý, nhiều giám mục mới đã được bổ nhiệm làm hồng y. Tại Hoa Kỳ, ngài ủng hộ những người là đồng minh thân cận của ngài tại thượng hội đồng, phong các hồng y Cupich, Gregory và McElroy, như thể để cân bằng lại các lựa chọn của hàng giám mục Mỹ, chắc chắn bảo thủ hơn. Các tân hồng y của giáo hoàng có độ tuổi trung bình thấp; các tân tổng giám mục của Madrid, Brussels và Buenos Aires đều khoảng 60 tuổi, vì thế họ có ít nhất 20 năm làm việc trước mắt.
Khi ngài muốn người nào tiếp tục cai trị ngay cả sau khi kết thúc triều của ngài, thì ngài bổ nhiệm họ làm giám mục hoặc hồng y. Đó là khuynh hướng chung vẫn còn sau mười năm của triều giáo hoàng. Rất nhiều giám mục và hồng y mới, những người sẽ mà người kế vị ngài khó thay thế.
Cuối cùng, không thể có quá nhiều trường hợp như trường hợp của hồng y Müller, một hồng y hết nhiệm kỳ và thấy mình không có việc làm khác. như thế ngài không chỉ tạo ra các giám mục và hồng y mới, nhưng một cách nào đó, ngài áp đặt sự hiện diện của họ lên người kế nhiệm.
Thật vậy, ngài đã chờ một sự chuyển giao liên thế hệ để đưa ra những quyết định dứt khoát. Ngài đảo ngược việc tự do hóa nghi thức cũ với Cử hành thánh lễ theo phụng vụ tiền Công đồng Traditionis custodes khi ngài xuất viện năm 2021, và sau lần nhập viện cuối cùng, ngài đã hoàn thành quá trình chuyển đổi. Cách đây không lâu, một người thân cận với Đức Phanxicô nói với tôi, ngài có kế hoạch mười năm. Với tôi, nhìn tất cả sáng kiến được thực hiện trong những tháng gần đây, nó giống như lời tiên tri sống.
Tại sao mười năm? Vì trong mười năm, tất cả những ai đã có thể chặn kế hoạch của ngài hoặc ít nhất nêu lên những sai sót trong cải cách của ngài đã rời Giáo triều la-mã.
Tân bộ trưởng bộ Giáo lý Đức tin được bổ nhiệm theo cách gần như bất ngờ, với một thư dài của ngài để giải thích lý do của việc bổ nhiệm này. Nhưng có lẽ sẽ là sai lầm khi nghĩ rằng giáo hoàng sẽ không chọn tổng giám mục Victor Manuel Fernandez làm bộ trưởng nếu Đức Bênêđictô XVI còn sống hoặc nếu cuộc tranh luận về giáo lý đã khác. Dù sao thì Đức Phanxicô cũng đã chọn tổng giám mục Fernandez, đây là một trong những quyết định đầu tiên của ngài và vì hiện nay chỉ còn rất ít người trong Bộ Giáo lý Đức tin từng làm việc trong Văn phòng Tòa Thánh cũ – tổng giám mục Joseph Augustine Di Noia, đã bước sang tuổi 80 vào ngày 10 tháng 7 vừa qua và nghỉ hưu vĩnh viễn.
Cuối cùng, nhiều câu hỏi được đặt ra, nhưng câu hỏi trọng tâm vẫn là: Đức Phanxicô đã để lại điều gì? Và có lẽ di sản đáng kinh ngạc nhất của ngài là sự hiện diện của ngài trên các phương tiện truyền thông, nhu cầu nói công khai về những điều mà trong quá khứ là điều cấm kỵ, chẳng hạn như các vụ bê bối lạm dụng trong Giáo hội, thậm chí còn đi xa đến mức đổ lỗi cho chính thể chế trong một chiến dịch truyền thông dường như để đề cao giáo hoàng và đặt mọi người vào tình thế khó khăn.
Trong các cáo buộc lạm dụng, Đức Phanxicô đã mang thập giá mà Đức Gioan-Phaolô II đã mang. Dưới thời Đức Gioan Phaolô II, lần đầu tiên các vụ bê bối trong Giáo hội bị đưa ra ánh sáng. Nhưng Đức Gioan Phaolô II và Bênêđictô XVI, dù có những yêu cầu xin lỗi, các ngài không bao giờ đổ lỗi cho thể chế, sự khác biệt giữa trách nhiệm cá nhân và thể chế vẫn rõ ràng với họ, cải cách nhưng không bao giờ chất vấn chính Giáo hội.
Đức Phanxicô đã bắt đầu một thời kỳ mới: thời kỳ của một Giáo hội lắng nghe dư luận, cho phép dư luận đặt câu hỏi về mình, và phản hồi mà không sợ những hậu quả nội tại. Trong trường hợp các vụ lạm dụng ở Chi-lê, ngài chỉ đi sâu vào vấn đề khi có các cuộc biểu tình ở nước này năm 2018, là một điển hình. Và báo cáo về vụ hồng y McCarrick, mà giáo hoàng muốn sau những cáo buộc của dư luận, cũng đi theo hướng này.
Không làm mất lòng báo chí, nhường bước cho dư luận – điều mà ngài gọi là “bàn thờ của đạo đức giả” – có nghĩa là nhường lãnh vực, để cho giới truyền thông có sáng kiến. Tuy nhiên, sự minh bạch mới (và đôi khi ngây thơ) này có lẽ là di sản quan trọng nhất của ngài. Không thể đi lui trong quan hệ đôi khi tế nhị với giới truyền thông. Một khi cánh cửa đã mở, nó vẫn mở.
Khó khăn này đặt thể chế Giáo hội vào tình trạng khủng hoảng. Nhiều cáo buộc lạm dụng hóa ra không phải là trường hợp lạm dụng. Việc phơi bày những cáo buộc trần trụi đang tạo ra một tiền lệ khó quản lý.
Như vậy, các tân giám mục và hồng y, và mối quan hệ với dư luận, có lẽ là hai di sản lớn nhất của Đức Phanxicô. Công nghị tiếp theo này – bao gồm hai vì nó cũng thay thế các hồng y sẽ ở tuổi 80 vào năm 2024 – nhấn mạnh cách tiếp cận của giáo hoàng. Hàng giám mục thay đổi, nhưng cơ cấu không nhất thiết phải thay đổi. Ngược lại, các cấu trúc bị ngưng. Chúng ta có các phòng ban và ủy ban, và cách chúng được xác định ngày nay nhắc lại các công thức trong quá khứ được gọi là các vị trí tạm thời. Nó là như vậy. Mọi thứ đều tạm thời vì mọi thứ đều tập trung vào giáo hoàng.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch