Tin Mừng hôm nay, Giáo Hội mời gọi chúng ta hướng về cùng đích của cuộc sống chúng ta là chính Chúa. Chỉ có Chúa mới có thể thỏa mãn được khát vọng thâm sâu của con người. Ðám đông những người Do Thái được Chúa Giêsu cho ăn no nê ngày hôm trước, ngày hôm sau đã tìm đến Ngài. Chúa Giêsu biết rõ họ đi tìm Ngài không phải vì đã thấy được ý nghĩa của phép lạ hoặc lắng nghe lời giáo huấn của Ngài, mà chỉ vì của ăn nuôi thân xác.
Ngài kêu gọi họ hãy tìm kiếm những giá trị vĩnh cửu mà Ngài đã muốn thể hiện qua phép lạ nhân bánh và cá ra nhiều. Quả thật, qua phép lạ ấy, Chúa Giêsu báo trước bánh trường sinh là Ngài. Ngài chính là tấm bánh được bẻ ra để trao ban cho mọi người, ai tin nhận Ngài, đón nhận sự sống của Ngài, người đó sẽ được trường sinh, người đó sẽ tham dự vào chính sự sống của Ngài, nghĩa là cũng sẽ trở thành tấm bánh được bẻ ra để san sẻ và trao ban cho người khác. Chỉ có một cuộc sống như thế mới thực sự đáng sống, vì nó mang lại ý nghĩa đích thực cho cuộc sống con người.
Với năm chiếc bánh và hai con cá, Chúa Giêsu đã có thể nuôi nấng một đám đông trên năm ngàn người. Quả thật, Ngài chỉ cần nói một lời, múa cây đũa thần cũng đủ để nuôi sống cả nhân loại, nhưng Chúa Giêsu đã không đến như một phù thủy, Ngài cũng chẳng đến để mang lại bất cứ một giải pháp kinh tế nào, Ngài đến là để trở thành tấm bánh được bẻ ra và trao ban. Ai thực sự ăn tấm bánh ấy cũng có thể trở thành một tấm bánh được bẻ ra để trao ban cho người khác.
Nhân loại thiếu ăn không phải vì thiếu cơm bánh mà chỉ vì thiếu lòng quảng đại khi những bàn tay được mở ra để trao ban và san sẻ với người khác mà thôi. Cái đói khủng khiếp của nhân loại hẳn không là đói cơm bánh mà chính là đói tình thương và lòng quảng đại của con người.
Những người Do thái trong Tin mừng hôm nay là đại biểu của vô số những người không muốn nhìn lên khỏi đáy giếng tăm tối của họ. Dù chứng kiến nhiều phép lạ của Chúa, nhất là đã được Ngài cho ăn no thỏa, nhưng cái nhìn của họ không vượt rên khỏi bao tử của họ. Khi Chúa Giêsu cho họ ăn bánh no nê và mời gọi họ đến thứ bánh không hư nát, họ đã chối từ Ngài, đôi mắt họ chỉ dán chặt vào thứ cơm bánh chống qua, họ chỉ hướng đến cái trước mắt.
Đức tin là một ân ban nhưng không của Thiên Chúa cho con người. Đức tin ấy chính là ánh sáng chiếu dọi vào đáy giếng tăm tối mà con người đã rơi xuống. Đức tin ấy là sức mạnh lôi kéo con người khỏi cái tăm tôi ấy. Đức tin ấy cũng chính là cái nhìn về chân trời đầy ánh sáng Thiên Chúa ban cho con người.
Chúa Giêsu dùng hình ảnh Manna để nhắc nhở tới phép Thánh thể. Manna là một loại bánh là lương thực cho dân Do thái lúc còn lưu lạc nơi hoang địa (Ga 5,12). Suốt 40 năm trường nơi sa mạc, cuộc sống đầy nguy hiểm bấp bênh, thiếu thốn nước nôi cơm bánh. Cho nên nhiều lần dân chúng đã nghi ngờ than trách: “Liệu Giavê có còn ở giữa chúng ta nữa không ?” (Xac 17,7).
Thiên Chúa thử thách họ nhưng đồng thời Ngài vẫn luôn luôn lo cho họ được sống (Xac 16,4.28) bằng một thứ bánh là Manna để biểu lộ sự hiện diện và sự quan phòng của Ngài. khi ban Mana Thiên Chúa cũng nhằm thử thách đức tin của họ vào Đấng ban phát lương thực đó. Mỗi sáng, Chúa ban cho một lớp sương mù bao phủ nơi người Do thái đóng trại và lúc sương tan đi để lại những mụn bánh nho nhỏ như hạt sương. Dân chúng ra lượm ăn, nó giống như hột ngò màu trắng có mùi vị mật ong. Người Do thái không hiểu bánh gì nên hỏi nhau bằng chữ Manna nghĩa là bánh gì vậy. Và từ đó bánh này mang tên là manna.
Sách Xuất hành chương 16 có ghi rằng bánh Manna phủ đầy mỗi buổi sáng. Nhưng khi mặt trời mọc lên thì bánh tan đi. Nếu ai bất tuân nhặt nhiều hơn phần của mình để dành thì ngày hôm sau bánh đó bị dòi bọ hôi thối không thể ăn được. Nhưng vào ngày thứ sáu họ được lấy hai phần ăn mà không bị hư hỏng để dành cho ngày thứ bảy.
Ngày nay, dân Do thái vẫn còn ca ngợi ân huệ manna. Họ gọi đó là lúa mì và bánh bởi trời, bánh của kẻ cùng, bánh của các thiên thần trên trời (Tv 78,23; Tv 105 9,15). Sách Khải huyền cũng đề cập đến bánh Manna được hứa ban cho kẻ chiến thắng (Kh 2,17.Ga 5,4).
Manna là bằng chứng cho thấy rằng Thiên Chúa đang ở với Môsê. Việc Chúa Giêsu hóa bánh ra nhiều phải mang ý nghĩa rằng Ngài chính là bánh mà Thiên Chúa gởi đến, bổ dưỡng hon mọi lương thực trần gian. bởi lẽ khi tin vào Ngài, ta hiệp thông vào chương trình Thiên Chúa. Thay vì lãnh nhận Thánh Thể như một thức ăn thần kỳ, Kitô hữu phải nhìn ra Chúa Giêsu là ân huệ của một tình thân đang tìm cách gặp gỡ, là một giải pháp để thỏa mãn cơn đói về chân lý và sự sống, là một phương tiện cho mình được hiệp thông vào chương trình Thiên Chúa.
Qua bài Tin mừng hôm nay, Giáo hội mời gọi chúng ta hướng về cùng đích của cuộc sống là chính Chúa, chỉ có Ngài mới có thể đáp ứng được khát vọng thâm sâu của con người. Đám đông những người Do Thái được Chúa cho ăn no nê ngày hôm trước, hôm sau lại tìm đến với Ngài. Chúa Giêsu biết rõ họ đi tìm Ngài không phải vì đã thấy được ý nghĩa của phép lạ, hoặc để nghe được giáo huấn của Ngài, nhưng chỉ vì của ăn nuôi thân xác. Ngài kêu gọi họ tìm kiếm của ăn vĩnh cửu qua phép lạ nhân bánh và cá ra nhiều.
Thật thế, qua phép lạ ấy, Chúa Giêsu báo trước bánh trường sinh là chính Ngài. Ngài là tấm bánh được bẻ ra để trao ban cho mọi người. Ai tin nhận Ngài, đón nhận sức sống của Ngài, người đó cũng sẽ được sự sống trường sinh. Người đó sẽ tham dự vào chính sự sống của Ngài, nghĩa là cũng sẽ trở thành tấm bánh được bẻ ra và trao ban cho người khác. Chỉ có một cuộc sống như thế mới thực đáng sống, vì nó mang lại ý nghĩa đích thực cho cuộc sống con người.
Với năm chiếc bánh và hai con cá, Chúa Giêsu đã có thể nuôi sống một đám đông trên năm ngàn người. Quả thật, Ngài chỉ cần nói một lời cũng đủ nuôi sống cả nhân loại, nhưng Chúa Giêsu đã không đến như một phù thủy, Ngài cũng chẳng đến để mang lại bất cứ giải pháp kình tế nào. Ngài đến là để trở thành tấm bánh được bẻ ra và trao ban. Ai thực sự ăn tấm bánh ấy, người đó cũng sẽ trở thành tấm bánh được bẻ ra để trao ban cho người khác. Nhân loại thiếu ăn không phải vì thiếu cơm bánh, mà chỉ vì thiếu những tấm lòng quảng đại, thiếu những bàn tay được mở ra và san sẻ cho người khác.
Ước gì được nuôi sống bằng tấm bánh được bẻ ra là Chúa Giêsu, chúng ta cũng trở thành tấm bánh được bẻ ra và trao cho người khác.