Trong khi đó người mẹ rất đạo hạnh nghĩ rằng :
– Các ân huệ tốt đẹp nhất sẽ chẳng có giá trị gì nếu không hướng về Chúa. Người lãnh nhiều phải trả nhiều.
Như vậy ân phúc kỳ diệu nhất mà Alphongsô nhận được chính là giáo huấn của người mẹ. Alphongsô học tiếng Hy lạp, tiếng Latinh, tiếng Pháp và toán. Ngài say mê âm nhạc và hội họa. Là một con người có chí. Alphongsô gây ảnh hưởng tốt đối với chúng bạn. Bằng sự trong trắng tế nhị và lòng đạo đức của mình. Một người bạn kể lại rằng : có lần thua cuộc chơi và giận dữ đến độ trở nên sỗ sàng. Alphongsô buồn phiền nghỉ chơi và nói :
– “Chúa không muốn tôi được chút tiền đã khiến cho bạn làm phiền lòng Ngài”
Thế rồi Alphongsô biến mất vào vườn. Các bạn đổ xô đi tìm ngài và gặp ngài đang quỳ cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ đặt trên cành cây. Người bạn xấu xúc động nói:
– “Tôi đã làm phiền một vị thánh”.
Alphongsô thành công rất sớm trên cùng đời. 17 tuổi ngài đậu bằng tiến sĩ luật khoa cả về giáo luật lẫn dân luật và đã bắt đầu hành nghề luật sư. Khả năng hùng biện của ngài hứa hẹn một tương lai sáng lạn. Nhưng tuổi trẻ cũng có cớ dẫn ngài tới lỗi lầm với hậu quả bi thảm, năm 1723 trong một vụ kiện, ngài biện hộ với một giọng nói hùng hồn. Lý lẽ vững chắc, làm cho cả tòa án phải ngỡ ngàng tán thưởng. Nhưng khi vừa dứt lời, đối thủ ôn hoà vạch ra một lỗi nhỏ mà ngài không nhận thấy. Chính lỗi nhỏ đó đã tiêu hủy luận chứng lẫn danh tiếng của ngài.
Thất bại Alphongsô rất đau buồn và đã đóng cửa phòng hai ngày liền. Ngài suy nghĩ và tự hỏi rằng :
“Đây không phải là lời mời gọi của Chúa hay sao …? Bỏ nghề, ngài nói :
– “Ôi thế gian, ta đã biết ngươi. Hỡi pháp đình, ngươi sẽ không còn gặp ta nữa”.
Ngài tìm đường sống và dấn thân cho công cuộc bác ái. Một ngày kia, đang khi thăm viếng các bệnh nhân trong một nhà thương, ngài nghe hỏi :
– “Ngươi làm gì ở thế gian này ?”
Nhìn chung quanh ngài không thấy ai, nhưng ngài vẫn nghe hỏi một lần nữa. Vào một nguyện đường dâng kính Đức Mẹ từ bi gần đó, ngài hứa sẽ gia nhập dòng giảng thuyết và làm linh mục. Đặt thanh gươm trên bàn thờ ngài nói :
– “Lạy Chúa này con đây, xin hãy làm nơi con điều đẹp lòng Chúa. Con là gì và con có chi, con xin hiến dâng để phụng sự Chúa”.
Nghe tin này cha ngài giận dữ, ngài quyết bỏ nghề, bỏ cả vị hôn thê của ngài sao ? Ngài đã trả lời rằng : đối với Chúa chẳng có hy sinh nào gọi là quá lớn lao cả. Ngài cương quyết giữ ý định và cha ngài không thèm nhìn đến ngài nữa. Năm 1726, ngài thụ phong linh mục.
Thánh nhân rao giảng khắp vương quốc Naples. Cha ngài giận dữ quyết không chịu nghe. Ngày kia ông vào một thánh đường, đúng lúc con ông đang thuyết giảng. Thoạt đầu ông giận dữ, nhưng rồi dần dần ông mềm lòng. Ơn Chúa đã đến nhờ lời giảng dạy của con ông. Kết thúc giờ phụng vụ ra về ông nói :
“Con tôi đã làm cho tôi được biết Chúa”.
Suốt đời, thánh Alphongsô không những chỉ nỗ lực trong công việc tri thức mà còn lo tiếp xúc với dân chúng. Ngài chỉ thích việc ngồi tòa hơn là việc nghiên cứu. Ngài mang đặc điểm của một linh mục truyền giáo. Thành quả của ngài thực hiện được chính là dòng Chúa Cứu Thế, thành lập tại Scala tháng 11 năm 1732. Dầu cho từ đầu, hội dòng đã bị phân rẽ thành hai phe và thánh Alphongsô phải khởi đầu lại, với hai người bạn, nhưng hội dòng cũng khởi sự lớn dần. Dòng được chuẩn nhận ngày 21 tháng 2 năm 1749.
Năm 1548 thánh nhân xuất bản bộ thần học luân lý, được Đức Giáo Hoàng Bênêdictô XIV phê chuẩn và gặt trong nhiều thành quả tức thời.
Năm 1762 Đức Clementô XIV đặt Ngài làm Giám mục cai quản địa phận Agata. Ngài nỗ lực thăng tiến lòng đạo đức trong điạ phận, khởi sự từ viêc canh tân hàng giáo sĩ. Năm 1775 ngài được Đức Giáo Hoàng Piô VI cho phép từ nhiệm để về sống trong dòng tại Nocera.
Những năm cuối đời, thánh Alphongsô đã trải qua rất nhiều đau khổ cả thể xác lẫn tinh thần. Dầu trong “đêm tối của linh hồn” ngài vẫn không nao núng và luôn kiên trì cầu nguyện. Ngài nói:
“Ai cầu nguyện sẽ được cứu thoát, ai không cầu nguyện sẽ tự luận phạt”.
Cuối cùng ngài tìm được bình an và qua đời năm 1787.
Được phong hiển thánh năm 1839, và nâng lên hàng Tiến sĩ Giáo Hội năm 1871.
Trích: Theo Vết Chân Người, Lm. Phaolô Phạm Quốc Tuý
Trending
- Ngày 30-08, Thánh Fiacrius
- Ngày 29-08, Thánh Gioan Tẩy Giả Bị Chém Đầu
- Ngày 23-08 Thánh Rôsa ở Lima
- Thứ Sáu Tuần XX TN – ĐIỀU RĂN QUAN TRỌNG NHẤT
- Điều răn nào là điều răn trọng nhất? – Suy niệm thứ Sáu tuần XX Thường Niên
- Ngày 22-08 Lễ Ðức Maria Nữ Vương
- Trang web mới giúp tín hữu khắp châu Á tham gia nhiều hơn vào Thượng Hội đồng